'Phù thủy gây mê' thập niên 90 (Kỳ 1): 'Vạn lý độc hành' Trần Thị Chắc - gieo rắc nỗi kinh hoàng trên 17 tỉnh thành

Người đàn bà quê mùa, nhỏ nhắn đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho 17 tỉnh thành phía Nam, với số người bị hại lên đến gần 80 người, trong đó đã có nhiều người phải bỏ mạng vì những thủ đoạn tàn nhẫn.

Vào những năm thập niên 90, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước liên tiếp xảy ra những vụ chết người không rõ nguyên nhân.

Trước khi chết, những nạn nhân này đều có những triệu chứng giống nhau: chóng mặt, nhức đầu, cảm giác sợ hãi, co giật; nhịp thở chậm, yếu dần; nhịp tim rời rạc; chân tay lạnh, co cứng và... tử vong. Trong mấy năm trời, cơ quan CSĐT Bộ Công an và công an các tỉnh phối hợp điều tra và kết luận hung thủ sử dụng chất độc giết người, cướp tài sản. Có 13 người bị giết, hàng chục người khác thoát chết - một “kỷ lục” trọng án mà đến nay chưa lặp lại. Và điểm chung giữa những vụ án này chính là các nạn nhân đều bị cướp tài sản sau khi "trúng độc".

Hung thủ của những vụ án này đã sử dụng phương thức đánh thuốc mê hoặc sử dụng thủ thuật khác để nạn nhân tự nguyện giao nộp tài sản hoặc mất khả năng phản kháng rồi lợi dụng cướp tài sản.

Những

Ảnh minh họa.

Nhưng điều ít ai ngờ đến là "tổ sư" của loại hình phạm tội này lại là một người đàn bà với vẻ ngoài hiền lành, quê mùa nhưng không ai biết rằng, ẩn sau vẻ bề ngoài đó lại là một con người đầy thủ đoạn mưu mô đến tàn nhẫn.

Từ khi xuất hiện cho đến thời điểm những con người tàn nhẫn ấy sa lưới đã gây ra không biết bao vụ án, thậm chí có nhiều người đã bỏ mạng dưới hình thức gây án "không hung khí" này. Về phía nạn nhân, nhiều người đã đã lựa chọn im lặng, không trình báo mà chỉ nói rằng bị “thôi miên”, “bỏ bùa”.

Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn đến những hệ quả hết sức khôn lường. Bởi "dụng cụ" gây án mà hung thủ sử dụng đều là những loại thuốc tự chế, trao đổi từ đồng bọn nên nếu không được chữa trị kịp thời hậu quả sẽ không thể lường trước, thậm chí dù có được đưa đến bệnh viện thì quá trình điều trị cũng hết sức khó khăn.

Và trong những năm của thập niên 90, loại hình tội phạm này đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân các tỉnh thành phố phía Nam khi hàng chục vụ án đã xảy ra, thậm chí đã có người mất mạng, số người bị hại lên đến gần trăm người. Nhưng những đối tượng gây án đã rất tinh vi, thường xuyên di chuyển nên phải mất rất nhiều năm sau, bằng những nỗ lực không mệt mỏi, lực lượng công an các tỉnh và Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an mới lần lượt “vén màn bí mật” của những cái chết tức tưởi, những vụ cướp tài sản giá trị lớn với phương thức gây án đẫm máu, khó đoán định và đầy tàn nhẫn của những "phù thủy gây mê" này.

"Vạn lý độc hành" Trần Thị Chắc

Vào một ngày đầu tháng 1 năm 1996, trong lúc đang hương khói cho người chồng mới qua đời thì cửa nhà bà Trần Thị Kim Dung (xã Tam Bình, Thủ Đức, TP.HCM) có người ghé thăm. Đó là một người phụ nữ lạ mà bà Dung chưa hề gặp mặt quen biết. Mặc dù là người lạ, nhưng bà Dung vẫn mời người này vào nhà, quá trình nói chuyện, người đàn bà này tự giới thiệu là vợ của Tỉnh trưởng Phước Tuy (trước 1975). Sau một hồi làm quen, nói chuyện người đàn bà này cho biết mục đích là đi tìm hiểu để mua nhà, tuy nhiên vẫn mãi chưa tìm được, đồng thời "ngỏ ý" nhờ bà Dung giới thiệu, nếu ai chỉ giùm chỗ bán nhà hợp lý thì sẽ "hậu tạ" một chỉ vàng.

Vừa hay "cơ duyên" bà Dung cũng đang có ý định bán nhà, giờ lại thấy người hỏi mua nên mở lời. Những tưởng người phụ nữ kia sẽ xem xét lời đề nghị này thế nhưng người đàn bà kia lại lấy đủ lý do để từ chối mua căn nhà của bà Dung. Thấy người phụ nữ kia vẫn kiên quyết như vậy, bà Dung cũng không đề nghị gì thêm. Thế nhưng, mặc dù không có ý định mua nhà của bà Dung nhưng người phụ nữ này cũng không hề có ý định rời đi dù chẳng có lý do gì ở lại, người này còn ở lại tâm sự suốt buổi sáng về chuyện nhà cửa, thậm chí còn xin ở lại qua đêm.

Đêm xuống, người đàn bà này khi đang ngủ chung với cháu gái bà Dung thì bỗng nhiên thốt lên rằng, quên chưa uống nước sâm. Sau đó, người đàn bà này lục đục thức dậy đi pha nước sâm để uống dù đã là nửa đêm khuya.

Sau khi pha nước sâm, người này cũng "nhân tiện" đem một ly lớn mời bà Dung uống. Tuy nhiên khi nhìn thấy ly nước sâm này lại có màu "lạ", bà Dung không khỏi thắc mắc. Lúc này người đàn bà vội "ấp liếm" rằng vì cho nhiều đường. Thấy vậy, bà Dung cũng không hề nghi ngờ mà uống vào và đi ngủ, nhưng sau đó dần rơi vào mê man.

Đến sáng hôm sau, đứa cháu gái 7 tuổi thấy bà ngoại vẫn nằm ngủ, lay gọi mãi không được thì hoảng sợ la hét cầu cứu. Nghe thấy tiếng la hét, bà con lối xóm đổ xô đến nhà bà Dung. Khi vào phòng ngủ, họ thấy bà Dung bất động. Lúc này mọi người ai cũng tưởng bà Dung bị “trúng gió” nên đã cạo gió. Tuy nhiên cạo mãi bà Dung cũng không tỉnh lại, lúc này mọi người mới hốt hoảng đưa bà Dung đến bệnh viện.

Những

Trong lúc mọi người bối rối đưa bà Dung đi bệnh viện thì không ai để ý rằng, người phụ nữ lạ mặt đêm qua xuất hiện tại nhà bà Dung đã "mất tích" không dấu vết.

Sự việc bà Dung gặp nạn xảy ra chưa được bao lâu thì tiếp tục xảy ra một trường hợp "tương tự" như bà Dung. Nhưng điều đáng nói chính là địa điểm sự việc lại xảy ra cách nhau cả hàng trăm cây số.

Theo đó, cũng vào một ngày của tháng 1 năm 1996, cụ thể là vào 20/1, bà Nguyễn Thị Sỹ (lúc đó đang sống một mình tại xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) tiếp đón một phụ nữ "lạ". Quá trình nói chuyện, người này cho biết đến hỏi mua ghe đánh cá với giá 6 cây vàng. Mặc dù đi hỏi mua ghe với giá trị lớn, nhưng người này lại không mang theo tiền, và với lý do này, người đàn bà lạ mặt đã xin ở lại nhà bà Sỹ trong lúc chờ người thân mang tiền đến.

Đến đêm ngày 22/1/1996, người đàn bà lạ mặt này bất ngờ cũng lấy lý do uống nước sâm và mời bà Sỹ uống cùng. Bà Sỹ lúc này cũng không hề nghi ngờ mà uống ly "nước sâm" kia, tuy nhiên sau đó bà bắt đầu mê man.

Đến ngày hôm sau, gia đình bà Sỹ phát hiện nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã không cánh mà bay, bao gồm: một đôi bông tai, một nhẫn vàng, 300.000 đồng và 6 chai dầu gió ngoại. Còn người đàn bà lạ mặt xin ở nhờ mua xuồng đánh cá mấy ngày trước lại biến mất không dấu vết.

Sự việc sau đó được gia đình bà Sỹ báo lên cơ quan công an, Công an tỉnh Ninh Thuận sau khi cho người bị hại nhận dạng, xác minh và điều tra đã nhận định kẻ gây án là người phụ nữ có tên Trần Thị Chắc. Trần Thị Chắc sau đó được đưa vào diện truy nã.

Tuy nhiên trong khi cơ quan chức năng vẫn đang "lùng sục", truy tìm và chưa bắt được người đàn bà này thì nữ quái đã tiếp tục "gây án" ở địa phương khác với thủ đoạn tương tự.

Các các bộ chiến sĩ công an phải bất ngờ vì tất cả những vụ án tại khắp các tỉnh thành phía Nam vào nhiều năm trước cũng có phương thức, thủ đoạn giống nhau, và cũng do một người đàn bà giả đi mua đất, mua nhà rồi gây án.

Qua báo cáo của công an các tỉnh, Cục Cảnh sát hình sự ở phía Nam lập được bản thống kê dài danh sách vụ việc và người đứng sau những "nỗi ám ảnh kinh hoàng" này chính là Trần Thị Chắc.

"Phù thủy gây mê" làm gần 80 người bất tỉnh, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho 17 tỉnh thành

Những tưởng một người đàn bà quê mùa sẽ cũng chỉ gây ra một vài vụ án nhỏ lẻ, thế nhưng theo báo cáo từ Cơ quan công an các tỉnh thành phía Nam, số vụ án cũng như bị hại mà người đàn bà này gây ra khiến ai cũng phải sốc. Không ai nghĩ rằng, một người đàn bà quê mùa lại có thể gây ra những điều kinh hoàng như thế, thậm chí còn có người đã phải bỏ mạng vì những thủ đoạn khó đoán định và đầy tàn nhẫn của người đàn bà này. 

Theo báo cáo từ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Lâm Đồng), vào những năm 1991-1993 trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ cướp tài sản bằng phương thức chuốc thuốc mê. Công an tỉnh Tiền Giang sau đó cũng xác định, năm 1989 đến hết tháng 3/1996 xảy ra 7 vụ. Tại tỉnh Đồng Nai xảy ra cả chục vụ; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 8 năm cũng xảy ra 5 vụ, làm chết một người...

Những

Chỉ trong vòng mấy năm đầu thập niên 90 đã xảy ra hàng chục vụ cướp tài sản bằng phương thức gây mê, rải rác nhiều tỉnh thành. Cơ quan công an đã đi đến nhận định, nếu cứ “đánh lẻ” sẽ rất khó để khiến hung thủ sa lưới và còn kéo dài thời gian.

Chính vì vậy, ngày 3/4/1996 lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát quyết định xác lập chuyên án liên tỉnh truy bắt Trần Thị Chắc.

Sau thời gian dài trinh sát, điều tra, cơ quan công an đã phát hiện được nơi Chắc đang ở.

Chiều 24/9/1996, lực lượng chức năng phát hiện nghi can đi xích lô đến Công an phường 13 (quận 10) để giải quyết vụ ẩu đả với chủ cho thuê nhà. Tại đây, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ, song người phụ nữ này nhất quyết không chịu thừa nhận mình là Trần Thị Chắc và không chịu ký tên vào biên bản làm việc và đã ký bằng một tên khác. Tuy nhiên, sau đó người đàn bà này lại vô tình để lộ sơ hở "chết người", khiến thị phải cúi đầu nhận tội. 

Quá trình làm việc với các chiến sĩ cảnh sát, Chắc đã buột miệng giải thích: "Tôi đã xem báo thấy truy nã tôi, tội lần trước tôi đã bị xử phạt, còn truy nã cái gì nữa".

Câu nói này của Chắc đã "không đánh tự khai". Biết “lỡ miệng”, người đàn bà này đành phải thừa nhận mình là Chắc nhưng bà ta nhất quyết phủ nhận mình là “tác giả” của hàng loạt vụ gây mê cướp tài sản trong hơn chục năm qua. Trước sự ngoan cố từ người đàn bà này, các nhân chứng đã được đưa đến để nhận dạng.

Trước sự làm chứng của hàng chục người bị hại, Chắc đã phải cúi đầu thừa nhận.

Cuối tháng 3/1997, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát và Ban chuyên án quyết định giao Chắc cho Công an tỉnh Bình Thuận.

Những

"Phù thủy gây mê" bị tuyên phạt án tử hình. (Ảnh: Công an TP.HCM)

Lúc này, cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ đã thống kê, Chắc gây án tại 17 tỉnh, thành phố phía Nam như Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tàu, Đồng Nai, TP HCM... làm 5 người bị chết và 76 người mê man bất tỉnh, phải đưa đi cấp cứu.

Trần Thị Chắc cũng khai nhận, trước đó sau khi thi hành xong bản án 36 tháng tù về hành vi dùng thuốc ngủ đầu độc để cướp tài sản của công dân, Chắc tiếp tục sử dụng "tay nghề đánh thuốc mê" gây án trong hàng chục năm, thực hiện 41 vụ cướp tài sản, làm chết 5 người, khớp với thực tế, 18 vụ còn lại không nhận, cơ quan điều tra không đủ tài liệu chứng minh... Kết thúc điều tra, Chắc bị truy tố về hai tội danh Cướp tài sản và Giết người.

Chỉ là một thủ đoạn giả vờ đi mua đất, nhà hoặc mua ghe rồi xin ở nhờ, thế nhưng người đàn bà này đã "gieo rắc nỗi kinh hoàng" cho hàng chục người trên khắp các tỉnh thành phía Nam. Và kinh khủng nhất là việc có những người đã không được cứu chữa kịp thời mà mất đi tính mạng chỉ vì lòng tham của người đàn bà này. 

Lần này, trước vành móng ngựa, Chắc tỏ ra khá bình tĩnh, nhận gây ra tất cả 41 vụ, nhận tội Cướp tài sản nhưng không nhận tội giết người. Bà ta cướp tổng cộng trên 67 triệu đồng, 722 chỉ vàng 24K, 36,6 chỉ vàng 18K và 300 USD... Số tài sản này tại thời điểm đó không phải là một con số nhỏ, nhưng so với tính mạng của những người đã bị hại thì nó không là gì. 

Với những tội danh trên, Tòa tuyên phạt Chắc tử hình về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người, tổng hợp hình phạt chung là tử hình.

Đó là cái giá mà Trần Thị Chắc phải trả sau những tội ác kinh hoàng đã gây ra. Chỉ vì lòng tham vô đáy mà người đàn bà này đã khiến nhiều người phải bỏ mạng vì những thủ đoạn hết sức tàn nhẫn. Đến cuối cùng, lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng không ai có thể thoát.

Những tưởng mức hình phạt như trên sẽ là bài học cho những đối tượng đã và đang sử dụng phương thức gây án tương tự như vậy phải thu tay. Thế nhưng chỉ vài năm sau đó, dư luận xã hội lại tiếp tục dậy sóng, không khỏi hoang mang khi chứng kiến thêm những cái chết tức tưởi, oan trái từ chính loại hình tội phạm này nhưng với những thủ đoạn tàn độc hơn. Mời độc giả đón đọc kỳ tiếp!

Theo Nhịp sống Việt

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Ngắm núi mây đẹp siêu thực tại ‘nóc nhà Nam bộ’

Nổi tiếng với những khoảnh khắc mây phủ đẹp siêu thực, núi Bà Đen (Tây Ninh) xứng đáng là miền tiên cảnh phải đến ít nhất một lần trong đời.

Đêm nhạc Dốc Mộng Mơ: Đan Trường, Cẩm Ly ‘nối lại tình xưa’

Cặp song ca vàng sẽ tái hợp trên sân khấu đêm nhạc Dốc Mộng Mơ ngày 1/9 tại Bản Mây - ngôi làng nhỏ trong khuôn viên khu du lịch Sun World Fansipan Legend, với những bản tình ca từng làm nên tên tuổi Đan Trường - Cẩm Ly.

FWD Music Fest ‘ghi điểm’ nhờ sự chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức của FWD Music Fest 2024 do Bảo hiểm Nhân thọ FWD tổ chức được khán giả đánh giá cao từ quy mô, chất lượng vượt ngoài mong đợi.

Nông dân hưởng lợi khi doanh nghiệp làm ‘Net Zero’

Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của Vinamilk không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi bài bản, mà đã dần tạo ra tác động khi góp phần thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…

Doanh nghiệp nỗ lực tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ

Chung tay trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cùng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện các chương trình hỗ trợ kế sinh nhai cho phụ nữ để tự chủ kinh tế và cải thiện cuộc sống gia đình.

Những người trẻ ‘thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh’ cùng TH true Milk

Chương trình “Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh” năm 2024 của Tập đoàn TH có điểm nhấn đặc biệt: Kéo dài trong cả năm và với mỗi kilogram vỏ hộp sữa được thu gom, TH sẽ đóng góp 100.000 đồng vào việc bảo tồn san hô tại Vườn quốc gia Cát Bà.

Agribank chi nhánh Hàm Thuận Bắc kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 3,2 tỷ đồng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tỉnh Bình Thuận thông tin, Công an thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc) vừa phối hợp với Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Hàm Thuận Bắc ngăn chặn thành công một vụ lừa đảo qua mạng.

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Đang cập nhật dữ liệu !