Kỳ án Hồ Duy Hải: Những vấn đề pháp lý phiên giám đốc thẩm sẽ đặt ra

Hôm nay (6/5), TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án về 2 tội "Giết người" và "Cướp tài sản", xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008.

Có phải được giám đốc thẩm (GĐT) là Hồ Duy Hải sẽ được giải oan và được trả tự do? Có phải là chỉ khi nào tìm ra hung thủ thật sự thì Hồ Duy Hải mới được minh oan? Hội đồng Thẩm phán có quyền bác kháng nghị của VKSNDTC hay không? Nếu bác kháng nghị thì vụ án có còn được xem xét ở cấp nào khác hay không?

Nhiều vấn đề pháp lý thú vị và mới mẻ sẽ diễn ra trong vụ án này. Ngày 5/5, một ngày trước khi dự kiến xét xử GĐT vụ án Hồ Duy Hải, PLVN đã trao đổi với Luật sư (LS) Trần Hồng Phong (Đoàn LS TP HCM) về những vấn đề pháp lý sẽ xảy ra trong phiên xử này.

Vẫn còn “cửa” cho Hồ Duy Hải

Thưa LS, phiên GĐT bao gồm những ai? 

- GĐT là trình tự đặc biệt dành cho các vụ án được Viện trưởng VKSNDTC hoặc Chánh án TANDTC kháng nghị. Tùy theo mức độ phức tạp của vụ án mà HĐXX sẽ gồm từ 3-5 thành viên hoặc toàn bộ Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Theo quy định, thông thường phiên tòa GĐT có sự tham gia của đại diện VKSNDTC và cũng có thể sẽ mời LS bào chữa tham gia; hoặc nếu cần thiết có thể có cả bị án, những người có liên quan. 

Với phiên tòa GĐT vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án TANDTC chủ tọa phiên tòa và có khả năng là toàn bộ Hội đồng Thẩm phán TANDTC sẽ tham dự. Tòa còn mời cả các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm.

Với thành phần tham dự rộng rãi như vậy, hy vọng là phiên tòa sẽ sôi nổi, làm rõ những vướng mắc của vụ án.

Thể thức xét xử sẽ như thế nào?

- Về trình tự, HĐXX sẽ nghe đại diện VKSNDTC trình bày kháng nghị, nghe phát biểu của các bên để làm sáng tỏ vụ án và đưa ra phán quyết theo đa số.

Hội đồng Thẩm phán sẽ xem xét toàn diện vụ án mà không bị hạn chế trong phạm vi nào. Hội đồng Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định của mình bằng hình thức bỏ phiếu, thể hiện tại một văn bản gọi là Quyết định GĐT. Trong Quyết định sẽ thể hiện nội dung chấp nhận hoặc không chấp nhận quyết định kháng nghị (yêu cầu) của VKSNDTC.

Nếu chấp nhận kháng nghị, tức là sẽ chính thức hủy cả hai bản án (sơ thẩm và phúc thẩm) kết tội đối với Hồ Duy Hải và trả hồ sơ về cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại, theo hướng khắc phục những sai sót, vi phạm trước đây.

Theo tôi, khả năng này cao và trong tình huống này, Hồ Duy Hải sẽ lại trở thành một “bị can”, chứ không là “tội phạm” như hiện nay nữa.

Trong tình huống Hội đồng Thẩm phán không chấp nhận kháng nghị của VKSNDTC thì còn có cơ quan, tổ chức nào có thể kiến nghị, xem xét bản án? Hồ Duy Hải và gia đình có còn “cửa” nào để cầu cứu?

- Thực sự, qua nội dung nêu trong Quyết định kháng nghị GĐT của VKSNDTC thì tôi cho rằng khả năng rất cao là Hội đồng Thẩm phán của TANDTC sẽ chấp nhận kháng nghị. Vì VKSNDTC đã chỉ ra rất rõ trong cả hai bản án (sơ thẩm và phúc thẩm) kết tội đối với Hồ Duy Hải đều có những mâu thuẫn và vi phạm hết sức nghiêm trọng, liên quan đến bản chất của vụ án, cũng chính là tính chất kết tội đúng sai với Hồ Duy Hải. Và điều này hầu như không thể khắc phục hay làm rõ nếu không tiến hành điều tra lại. Hay nói khác đi là tôi không tin kháng nghị của VKSNDTC sẽ bị bác.

Tuy nhiên, giả sử rằng xảy ra trường hợp Hội đồng Thẩm phán bác quyết định kháng nghị của VKSNDTC thì rất tình cờ và may mắn là hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, vẫn còn có thêm một “cửa” nữa: Đó là “Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC”. 

Theo đó, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán không biết được khi ra quyết định đó thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC hoặc Chánh án TANDTC có quyền đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải xem xét lại quyết định đó thông qua một “phiên họp”, với sự tham gia của bên yêu cầu hay đề nghị. 

Cũng cần nói thêm là trước đây trong Luật Tố tụng Hình sự không có quy định này. Nhưng từ năm 2015 đã bổ sung thêm quy định này, nhằm hạn chế oan sai đến mức thấp nhất có thể. Theo tôi được biết thì tới nay chưa có trường hợp nào phải trải qua thủ tục đặc biệt này. 

Vẫn còn cả một chặng đường dài

Vụ án đã xảy ra quá lâu, ngay thời điểm đó vật chứng gây án đã phải mua ngoài chợ; dấu vân tay, vết máu trên hiện trường đã không phải là của Hồ Duy Hải, nếu điều tra lại thì làm sao có được chứng cứ giết người? Cơ quan điều tra có quyền và trách nhiệm gì khi điều tra lại?

- Trong quá trình điều tra lại, nếu không có đủ căn cứ kết tội Hồ Duy Hải thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ban hành quyết định đình chỉ vụ án. Tức là Hồ Duy Hải sẽ được tuyên bố là không phạm tội. Còn nếu vẫn kết tội thì Hồ Duy Hải sẽ bị đưa ra xét xử lại, từ sơ thẩm, rồi phúc thẩm.

Nói chung phía trước vẫn còn cả một chặng đường khá dài với nhiều khả năng, tình huống.

{keywords}
Hồ Duy Hải tại một phiên tòa xét xử trước đó.

- Theo tôi, tình huống tốt nhất cho Hồ Duy Hải là TANDTC ra quyết định GĐT theo hướng hủy án, điều tra lại như kháng nghị của VKSNDTC. Sau đó trong quá trình điều tra đi đến kết luận là không đủ căn cứ buộc tội Hồ Duy Hải hoặc tìm ra một nghi can khác. CQĐT sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với Hồ Duy Hải. Tức là Hồ Duy Hải vô tội và đã bị kết án oan. Cá nhân tôi tin tưởng đây là một khả năng cao, nhất là nếu CQĐT tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.Luật sư có thể phác họa một vài kịch bản khả dĩ có thể xảy ra cho vụ án, từ tốt nhất đến xấu nhất?

Trong thời gian hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, LS có được tiếp xúc đầy đủ với thân chủ để bào chữa, có điều kiện cố vấn tốt nhất cho Hồ Duy Hải không?

- Thật đáng ngạc nhiên là tôi và các LS bào chữa cho Hồ Duy Hải ở giai đoạn kêu oan hiện nay đều không được gặp Hồ Duy Hải trong suốt thời gian qua. Mặc dù chúng tôi đã có đơn đề nghị.

Nói một cách khách quan thì LS bị hạn chế rất nhiều và kém hiệu quả khi không được tiếp xúc, trao đổi với thân chủ. Mặc dù về lý thuyết theo quy định thì đây là quyền của LS.

Trên thực tế, các LS cũng không được tiếp cận đầy đủ hồ sơ vụ án. Nhiều tài liệu đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Chẳng hạn như khi đọc kháng nghị của VKS, tôi mới biết là Hồ Duy Hải có bản khai không nhận tội ngày 20/3/2008, ngay trước khi bị bắt. Lâu nay tôi cứ nghĩ bản khai ngày 21/3/2008 là bản khai đầu tiên của Hồ Duy Hải. Hay như trong hồ sơ, có các bản khai của đối tượng Nguyễn Văn Nghị, nhưng LS chưa bao giờ nhìn thấy. 

Trước đây, song song với việc kêu oan cho Hồ Duy Hải, LS đã tố cáo một người tên Nguyễn Văn Nghị. Xin cho biết tố cáo người này trên cơ sở nào? 

- Vấn đề này không đơn giản để có thể trình bày một cách ngắn gọn trong một bài phỏng vấn. Nhưng tôi có thể nói gọn là dựa trên hai tình tiết chính: Thông tin về việc tối hôm xảy ra án mạng đối tượng này có mặt tại hiện trường (Bưu điện Cầu Voi) và toàn bộ tài liệu, thông tin về người này đã bị rút khỏi hồ sơ một cách rất bất thường và sai quy định.  

Động thái từ các cơ quan tố tụng sau khi nhận đơn là thế nào? Hiện nay LS còn bảo lưu quan điểm này không?

- Tôi không nắm được thông tin cụ thể từ các cơ quan pháp luật. Tuy nhiên, tất nhiên là tôi và gia đình Hồ Duy Hải vẫn hoàn toàn giữ vững quan điểm và các đề nghị, kiến nghị nêu trong ba lá đơn (đề nghị GĐT, tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị và tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án). Mục tiêu là kêu oan, minh oan cho Hồ Duy Hải.

Xin cảm ơn luật sư!

“Tôi tin Hội đồng GĐT sẽ tuyên hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải. Theo quy định của pháp luật, ở vào trường hợp Hội đồng GĐT tuyên hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại thì lúc này Hồ Duy Hải vẫn là bị can trong vụ án. Trong quá trình điều tra lại, nếu cơ quan tiến hành tố tụng thấy không đủ chứng cứ buộc tội và ra quyết định đình chỉ điều tra đối với Hồ Duy Hải thì lúc đó anh này mới được coi là không có tội”.
(LS Trần Văn Tạo, người từng xin Chủ tịch nước tạm hoãn thi hành án tử hình đối với tử tù Hồ Duy Hải)
“Tôi tin tại phiên GĐT vụ Hồ Duy Hải tới đây từ ngày 6 đến ngày 8/5, Hội đồng GĐT sẽ tuyên hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại. Với những chứng cứ các LS chúng tôi phân tích về sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng, kháng nghị của VKSNDTC đã chỉ rõ thì Hội đồng GĐT không thể coi bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An, bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TP HCM đã kết tội với Hồ Duy Hải là đúng.
Việc vi phạm pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải đã thể hiện rõ với đầy đủ chứng cứ. Tôi cho rằng, cần phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật trong vụ án Hồ Duy Hải để đưa ra phán quyết hợp pháp”.
(Một LS thuộc Đoàn LS Hà Nội)

 

Theo nội dung vụ án, tối 13/1/2008, 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man tại nơi làm việc.
Tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 28/11 - 1/12/2008, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội “Giết người", 5 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là tử hình.
Trong thời hạn luật định, Hồ Duy Hải kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại Bản án hình sự phúc thẩm ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với Hồ Duy Hải.
Sau đó, Hồ Duy Hải và bà Nguyễn Thị Loan (mẹ đẻ của bị cáo) có đơn kêu oan; bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột của Hải) và chị Hồ Thị Thu Thủy (em gái của Hải) có đơn đề nghị hoãn thi hành án đối với Hải.
Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và yêu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSNDTC chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan sai hay không và báo cáo Chủ tịch nước.
Ngày 4/12/2014, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Long An ra quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Tiếp đến ngày 24/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước, đề nghị Viện trưởng VKSNDTC xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.

Theo baophapluat.vn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !