Phụ nữ nào cần xét nghiệm gen tìm ung thư?

Theo các chuyên gia về ung bướu, những phụ nữ có mẹ, chị gái bị ung thư vú, ung thư buồng trứng... cần chủ động sàng lọc ung thư, trong đó cần xét nghiệm gen tìm ung thư

Đến làm xét nghiệm tìm gen ung thư vú tại Bệnh viện K Trung ương, chị Lê Thị Thanh (41 tuổi,  trú tại Tiền Hải, Thái Bình) cho biết mẹ chị qua đời 5 năm trước vì ung thư vú.

Nhà chị Thanh có 4 chị em gái, chị gái cả sinh năm 1974 đang sống tại TP.HCM cũng vừa phát hiện ung thư vú. Các chị em còn lại trong gia đình lo lắng đi tầm soát ung thư vì nghi ngờ có yếu tố gia đình. 
 
Chị Thanh được tư vấn làm xét nghiệm tìm gen ung thư với chi phí gần 6 triệu đồng. Kết quả giải phẫu gen chị mang gen BRCA 1, được bác sĩ cảnh báo nguy cơ ung thư trong tương lai lên tới 50%.

Nghe thông tin này, chị Thanh vô cùng sốc, nhưng bản thân chị thấy may mắn biết được để dự phòng sớm, thường xuyên quan tâm tới sức khoẻ của mình hơn. 
 
Không riêng chị Thanh, chị Bùi Thị Dung (trú tại TP. Lạng Sơn) cũng chia sẻ chị gái chị đang điều trị ung thư vú tại bệnh viện K. Một lần đưa chị gái đến khám, nghe bác sĩ tư vấn về nguy cơ ung thư di truyền nên chị Dung cũng chủ động làm xét nghiệm tầm soát ung thư.

Hàng năm, chị gái xuống tái khám là chị Dung cũng đi cùng để chụp nhũ ảnh phòng bệnh cho mình. Chị gái chị Dung bị bệnh nhưng phát hiện sớm nên điều trị bệnh ổn định được nhiều năm nay.

Ảnh minh hoạ.

TS.BS Nguyễn Văn Chủ, Trưởng khoa Giải phẫu bệnh Quán Sứ, Bệnh viện K Trung ương, cho biết trong hàng trăm bệnh ung thư thì ung thư vú, ung thư buồng trứng được xem là bệnh có yếu tố di truyền. Trong ung thư vú có khoảng 10% có tính chất di truyền với những người bị ung thư vú. Nếu chị em phụ nữ có thế hệ bậc 1 (mẹ) có nguy cơ ung thư vú được bác sĩ khuyến cáo đi lấy máu xét nghiệm gen BRCA1, BRCA2 để tìm gen có nguy cơ ung thư vú hay không. 

Xét nghiệm này chỉ làm 1 lần, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ bị ung thư hay không. Nếu phụ nữ mang gen BRCA 1, BRCA2 thì nguy cơ họ mắc phải ung thư vú từ 42 tới 75 % trong suốt cuộc đời.

BS Chử cho biết, gen BRCA1, BRCA2 còn có nguy cơ ung thư buồng trứng. Người có gen này có nguy cơ ung thư buồng trứng từ 25 đến 42% trong cuộc đời. 

Vì vậy, khi mang gen này bạn cần tầm soát ung thư theo hướng dẫn của bác sĩ như tự khám vú hàng tháng tại nhà từ 18 tuổi trở lên, trên 25 tuổi bạn phải khám vú tại bệnh viện.

Trên thế giới người ta khuyến cáo người dân mang gen này cần có kế hoạch khám sàng lọc và phát hiện sớm tổn thương tuyến vú. Người bệnh khám vú và thực hiện chụp Xquang tuyến vú hoặc CT tuyến vú để sàng lọc sớm ung thư vú. 

TS Nguyễn Diệu Linh – Khoa khám bệnh, Bệnh viện K Trung ương cho rằng với người mang gen BRCA1, BRCA2 hiện nay có nhiều cách dự phòng nguy cơ ung thư như cắt tuyến vú. Tuy nhiên, cắt vú dự phòng cần cân nhắc rất rõ lợi ích của việc này vì mang gen này không chỉ gây ung thư vú mà còn ung thư buồng trứng. Hiện các phương pháp phẫu thuật dự phòng này chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên bệnh nhân sẽ phải tự chi trả.

Phụ nữ cũng có thể có biện pháp dự phòng khác đó là dự phòng thuốc, bác sĩ sử dụng thuốc ức chế estrogen nằm trên thụ thể tế bào tuyến vú. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thuốc dự phòng như thế này cũng nhiều tác dụng phụ như làm gia tăng bệnh lý nội khoa khác như tăng cục máu đông hoặc tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Vì vậy, với người mang gen ung thư BCRA 1, BRCA2, TS Linh khuyến cáo, cách tốt nhất nên tầm soát ung thư tại các cơ sở chuyên khoa ung thư theo khuyến cáo của cơ quan y tế. 

Theo thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu, Việt Nam nằm trong top các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư vú tăng nhanh hiện nay. Cụ thể, ở nước ta số ca mắc mới lên đến 21.555 ca bệnh được ghi nhận năm 2020 và tử vong là 9.345 người.

Vì vậy cách phòng, tầm soát, sàng lọc và điều trị hiệu quả là vấn đề quan trọng để giảm nguy cơ mắc, tử vong do ung thư vú.

Khánh Chi  

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Người phụ nữ nguy kịch nghi nhiễm bệnh từ nghề giết mổ lợn

Nữ bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn nặng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Người phụ nữ này làm nghề giết mổ, bán thịt lợn.

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Đang cập nhật dữ liệu !