Phía sau sở hữu chéo trong ngân hàng Việt

Thiếu tin tưởng lẫn nhau mà chỉ dành lòng tin cho người thân là nguyên nhân chính của sở hữu chéo trong ngân hàng tại Việt Nam.

“Cơ chế sở hữu chéo giúp các ngân hàng lách quy định đảm bảo an toàn, nên dù có áp dụng chuẩn mực Basel quốc tế đến đâu thì việc cho phép sở hữu chéo cũng khiến chuẩn mực này trở nên vô ích”, TS Nguyễn Xuân Thành - Phó giám đốc chương trình giảng dạy Fulbright TP.HCM đã chia sẻ như vậy tại hội thảo ngày 31/7 diễn ra ở Hà Nội về vấn đề sở hữu chéo do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia tổ chức.

Theo ông, ở Việt Nam hiện nay có hiện tượng các tập đoàn lớn, tổng công ty sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần. Động lực của những đơn vị này là vay tiền từ nhà băng. Còn về phía ngân hàng, khi được doanh nghiệp nhà nước lớn sở hữu, thanh khoản có thể đảm bảo do lúc nào cũng có một khoản tiền gửi lớn. “Dù thế, tính bền vững của thanh khoản sẽ không nhiều, chẳng hạn có doanh nghiệp nhà nước sở hữu tỷ trọng lớn mà lại không có vai trò chi phối trong kiểm soát, quyền này chủ yếu thuộc về nhà đầu tư lớn”, ông Thành nêu ý kiến.

Với việc ngân hàng sở hữu lẫn nhau, theo chuyên gia này, lý do chính là để được sở hữu thông qua các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư do những đơn vị này hầu hết không phải công bố thông tin báo cáo.

Phía sau sở hữu chéo trong ngân hàng Việt - ảnh 1

Bầu Kiên bị bắt là một ví dụ xấu về sở hữu chéo ngân hàng ở Việt Nam.

Sự chồng chéo trong sở hữu lẫn nhau giữa doanh nghiệp và ngân hàng, ngân hàng và ngân hàng có nhiều ảnh hưởng. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, phải kể đến đầu tiên chính là các số liệu. Cơ cấu sở hữu chéo giúp cho các tổ chức tài chính vô hiệu hóa hầu hết những quy định về đảm bảo an toàn vốn. Ông này phân tích, theo quy định, vốn điều lệ ngân hàng tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, có nhiều đơn vị công bố chỉ số an toàn vốn là 40% - mức hoàn hảo đến nỗi dù nợ xấu 10-20% vẫn không lo mất vốn. Nhưng ở Việt Nam, vốn đó không là thực. Sự dễ dàng khiến cho nhà đầu tư có thể vay ngân hàng này để góp vốn vào ngân hàng khác, khiến cho tình trạng yếu kém ngày một nhiều.

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, mục đích của các ngân hàng là để phục vụ đại chúng, đẩy vốn là nền kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, không ít ngân hàng có đối tượng phục vụ là những người có tiền. Chuyên gia này đặt giả định về lợi ích nhóm, đồng thời nêu ví dụ, ở Mỹ, nếu phát hiện ngân hàng có dấu hiệu lập cho nhóm nào đó, chắc chắn không được cấp phép. “Sở hữu chéo ngân hàng ở Việt Nam là đi ngược lại kinh tế thị trường. Việc sở hữu lẫn nhau như vậy làm giảm yếu tố cạnh tranh và thậm chí nảy sinh tình trạng cấu kết lũng đoạn thị trường”, chuyên gia nói trên phân tích.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng, không hẳn sở hữu chéo không có lợi.

Vì sao có sở hữu chéo?

"Tình trạng sở hữu chéo có nguyên nhân từ kinh tế vĩ mô và tăng vốn điều lệ. Thời kỳ tăng trưởng nóng, yêu cầu vốn của các ngân hàng trở lên mạnh và bắt buộc phải thông qua sở hữu chéo để tăng vốn ảo.

Nhưng nguyên nhân vi mô cần nhắc đến là thị trường tài chính phát triển thì thiếu quản lý cấp cao, nên cần sự tin cậy giữa các doanh nghiệp với nhau và với doanh nghiệp thì sự tin tưởng này chỉ có thể thông qua mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp. Đó mới là nguyên nhân chính của tình trạng sở hữu chéo nghiêm trọng hiện tại"

Ông Đinh Tuấn Minh - chuyên gia MBBank

Ông Đinh Tuấn Minh - chuyên gia tại ngân hàng Quân đội nêu quan điểm, nếu loại bỏ sở hữu chéo, doanh nghiệp và nền kinh tế có thể bị cản trở sự phát triển. Theo ông, việc sở hữu chéo lẫn nhau là hiện tượng thông dụng trong nền kinh tế thị trường nhằm kiểm soát sự điều hành của công ty liên quan về giá, sản lượng. Ngoài ra, sở hữu chéo giúp cho chi phí giao dịch giữa doanh nghiệp và ngân hàng giảm bớt. Dù thế, chuyên gia này cho rằng, sở hữu chéo thuần túy giữa các định chế trong nước sẽ mang lại nhiều tác hại, nguy cơ rủi ro hệ thống, còn sở hữu chéo có yếu tố nước ngoài sẽ tốt hơn.

Với quan điểm sở hữu chéo là tất yếu của thị trường, ông Bùi Huy Thọ, Phó vụ trưởng cơ quan giám sát ngân hàng cho rằng, cần lợi dụng mặt mạnh của sở hữu chéo khi mà luật các tổ chức tín dụng có đề cập đến vấn đề này nhưng chưa chi phối được hết.

Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn thì cho rằng, cần giải pháp cho việc nhiều người biết một ngân hàng có người giữ vốn chi phối ngân hàng, nhờ người khác đứng tên hộ. “Một số nước châu Âu có quyền truy soát nguồn gốc tiền nộp vào ngân hàng, vừa giúp chống rửa tiền, vừa tránh hiện tượng tìm người đứng tên giả đầu tư vào, ngân hàng Việt có làm được điều đó hay không?”, ông Ngoạn đặt câu hỏi.

Người đứng đầu Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng cho rằng, cơ chế pháp luật cần phải sâu sát với hiện tượng lách quy định hiện nay diễn ra phổ biến. Ông Ngoạn bày tỏ: “Quy định rõ ràng một tổ chức không được đầu tư vào tổ chức tín dụng khác quá 10%, một thể nhân không quá 5%, nhưng thực tế, có những sở hữu cá nhân chiếm phần vốn tại ngân hàng nhiều hơn 5% và tổ chức lớn hơn 10%. Họ vẫn lách được qua hình thức này hay khác, chẳng hạn thông qua người quen, công ty A, B, C mà họ không đứng tên”.

Lan Anh

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.