Phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng vô cùng cần thiết

Theo chuyên gia, nếu các thành phố và tòa nhà được xanh hóa với các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả thì có thể đóng góp đáng kể vào ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Hiện tại Việt Nam có ba hệ thống chứng nhận công trình xanh hàng đầu, bao gồm LEED do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ đánh giá; chứng chỉ EDGE do Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) cấp và LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) chứng nhận.

Trong đó, với khả năng áp dụng cho nhiều loại công trình khác nhau, LEED trở thành một tiêu chuẩn hàng đầu được áp dụng cho các công trình xanh lớn trên toàn thế giới. Trong đó, nhiều công trình, chủ dự án, công trình ở Việt Nam cũng đang hướng đến chứng nhận này.

Tòa nhà TechnoPark Tower thuộc đại đô thị Vinhomes Ocean Park (Hà Nội) được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ trao chứng chỉ công trình xanh LEED Platinum phiên bản V4.

Đơn cử, tòa nhà TechnoPark Tower thuộc đại đô thị Vinhomes Ocean Park (Hà Nội) được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ trao chứng chỉ công trình xanh LEED Platinum phiên bản V4 vào đầu năm nay. Đây là chứng chỉ uy tín hàng đầu thế giới nhằm ghi nhận các công trình xanh tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống.

Theo kết quả đánh giá từ Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ, LEED Platinum phiên bản V4 là cấp độ khó đạt nhất từ trước đến nay của LEED. Để đạt được chứng chỉ này, TechnoPark Tower phải vượt qua 9 tiêu chí khắt khe nhất từ thiết kế tới vận hành, bao gồm: thiết kế tích hợp, vị trí và kết nối, vị trí bền vững, hiệu quả sử dụng nguồn nước, năng lượng và khí quyển, vật liệu và tài nguyên, chất lượng không khí trong nhà, sáng kiến sáng tạo và điểm khu vực. Trong đó, TechnoPark Tower đạt điểm tối đa ở nhiều tiêu chí.

Tòa nhà TechnoPark Tower có khả năng tiết kiệm đến 17,4% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm (kWh/năm) so với mức cơ bản nhờ các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả như mặt ngoài tòa nhà phủ kính cách nhiệt Low-E giúp giảm thiểu hiệu ứng truyền nhiệt theo cả 2 chiều từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài; hệ thống thông gió hầm đỗ xe và các mái xanh giúp giảm hệ số truyền nhiệt… Ngoài ra, hệ thống tấm quang năng cũng được lắp đặt trên mặt hồ ngay cạnh tòa nhà để tạo ra nguồn năng lượng tái tạo cho tòa tháp.

Hay dự án Diamond Crown Hai Phong ở Hải Phòng cũng đã được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ trao chứng chỉ “Công trình Xanh LEED Residential Siver”, ghi nhận công trình tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường sống. Đây là dự án chung cư đầu tiên vinh dự được cấp chứng chỉ quốc tế uy tín.

Theo đánh giá từ Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ, LEED Residential phiên bản V4 là cấp độ khó đạt nhất đối với một dự án chung cư. Để đạt được chứng chỉ này, Diamond Crown Hai Phong phải vượt qua rất nhiều tiêu chí khắt khe từ thiết kế tới vận hành, bao gồm vị trí và kết nối giao thông; sử dụng nguyên vật liệu; khả năng giảm thiểu tiêu thụ năng lượng; khả năng tận dụng nguồn nước hiệu quả; đảm bảo chất lượng môi trường sống trong nhà; tính sáng tạo trong thiết kế; môi trường phát triển bền vững….

Vào tháng 11 vừa qua, tòa nhà trụ sở Công ty Tổ chức Nhà Quốc gia (N.H.O) tại TP.HCM cũng đã được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ trao chứng chỉ LEED cấp độ Silver.

Để đạt được chứng chỉ LEED cấp độ Silver, tòa nhà N.H.O đáp ứng được 7 tiêu chí khắt khe về đổi mới thiết kế, chất lượng không khí, vật liệu và tài nguyên, vị trí và kết nối giao thông, vị trí bền vững, năng lượng và khí quyển, hiệu quả sử dụng nguồn nước.

Theo ước tính, năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng chiếm gần 35% tổng năng lượng của các quốc gia. Kết quả khảo sát và đánh giá thực tế của của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC, thuộc Ngân hàng Thế giới) cho thấy, các công trình xây dựng tuân thủ quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD (về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả) tiết kiệm được 15-35% năng lượng so với các công trình được thiết kế và xây dựng theo cách thông thường. Do đó, tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng rất quan trọng. Việc thúc đẩy phát triển Công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng là vô cùng cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho rằng, các thành phố và các tòa nhà cũng chính là một nguồn phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí. Song nếu các thành phố và tòa nhà được xanh hóa với các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, thì chúng có thể đóng góp đáng kể vào ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Theo PGS.TS Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), mục tiêu giảm phát thải không chỉ là lời nói, mà đã là con số được định lượng một cách khoa học, được quốc tế công nhận, được Chính phủ giao cho các Bộ, ngành. 

Với ngành xây dựng, một trong ba lĩnh vực giảm phát thải và phải được kiểm kê là các tòa nhà (trước mắt là các tòa nhà thương mại có tiêu thụ năng lượng trên 1.000 TOE). Do vậy, việc triển khai xây dựng mới, hoặc cải tạo các công trình hiện có đạt các tiêu chí của công trình xanh nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường… là một trọng tâm của ngành xây dựng trong thời gian tới.

Dự kiến năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ ban hành kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính được Chính phủ giao.

Minh Thư

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !