Phát hiện lô hàng mỹ phẩm gần 6 tỷ đồng không nhãn mác
Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra Điểm kinh doanh, chứa trữ hàng hóa tại số 45/20 đường Lương Minh Nguyệt, Tân Thới Hòa, Tân Phú, TP.HCM dùng để kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm thuộc sở hữu của ông P.T.Nguyện.
Kết quả kiểm tra thực tế tại Điểm kinh doanh, chứa trữ hàng hóa nêu trên:
- Kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh mà không thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
- Phát hiện kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm (kem tẩy tế bào chết, kem dưỡng, kem chống nắng, nước tẩy trang, nước hoa hồng, nước hoa, son dưỡng, sữa rửa mặt, chì kẻ mắt…) các loại, các hiệu HEYXI, SHIMANG, NORO, YANGMEI, do Trung Quốc sản xuất, chưa qua sử dụng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà không có nhãn phụ tiếng Việt Nam trên bao bì sản phẩm, không có tài liệu liên quan đến chất lượng của hàng hóa kèm theo và không có hóa đơn chứng từ hợp pháp của hàng hóa để xuất trình chứng minh nguồn gốc hàng hóa theo quy định, là mỹ phẩm nhập lậu, tổng cộng: 26 danh mục hàng = 91.965 đơn vị sản phẩm, tổng giá trị theo niêm yết giá là: 5.985.675.000 đồng.
Ông P.T.Nguyện thừa nhận các vi phạm của mình trong hoạt động kinh doanh và cam kết chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm nêu trên và tiếp tục xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Thu giữ các sản phẩm mỹ phẩm. |
Trước đó, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 310.271 đơn vị sản phẩm hàng hóa là thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm, mỹ phẩm.
Toàn bộ hàng hóa tại đây do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà không có nhãn phụ tiếng Việt Nam trên bao bì sản phẩm (thể hiện thông tin xuất xứ hàng hóa do Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Nigeria hoặc không rõ xuất xứ hàng hóa), không có tài liệu có liên quan đến chất lượng của hàng hóa kèm theo (đối với nhóm hàng thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm, mỹ phẩm), không có bất kỳ hóa đơn chứng từ hợp pháp để xuất trình chứng minh nguồn gốc của hàng hóa theo quy định và trong đó có một số mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 5 tỷ đồng.
Bác sĩ Vũ Tuấn Anh - Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân có bệnh lý về da liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường, cho biết: Các loại kem làm trắng da nhãn hiệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc thường chứa các thành phần như hydroquinone, acid với nồng độ cao, và phổ biến nhất là corticoid...
Đây là những thành phần có chức năng làm tẩy da mạnh nhưng gây rất nhiều phản ứng phụ nguy hiểm. Hydroquinone nồng độ cao đã bị cấm bán ở một số nước vì khả năng có thể gây ung thư. Acid liều cao dùng để tắm trắng có thể ngấm qua da gây phỏng da, tróc da mạnh.
Nếu người dùng không biết sẽ gây ra tác hại khó lường, thậm chí để lại biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào, người sử dụng cần tìm hiểu kỹ xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng; chọn những sản phẩm nhãn hiệu, đại lý uy tín.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, bệnh viện Da liễu Trung ương cũngcho biết nhiều bệnh nhân tới khám tại bệnh viện Da liễu trung ương do viêm da tiếp xúc với mỹ phẩm.
Cũng theo bác sĩ Linh, việc sử dụng các loại mĩ phẩm không rõ nguồn gốc còn khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt với tâm lý nhẹ dạ, cả tin, mong muốn cải thiện tình trạng da một cách nhanh chóng, người bệnh hoặc các khách hàng có nhu cầu làm đẹp dễ tin và làm theo những cơ sở không uy tín, dẫn đến “ tiền mất tật mang” như trường hợp trên.
Da mặt là một vùng da rất nhạy cảm và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mọi người nên chọn sử dụng của các hãng mỹ phẩm uy tín có nhãn mác và thành phần cấu tạo rõ ràng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
Khi có nhu cầu về thẩm mĩ da nên đến khám tại các cơ sở làm đẹp uy tín để được các bác sỹ thăm khám, kê đơn và tư vấn các liệu trình phù hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết. Khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và có phản ứng bất thường thì phải ngưng sử dụng ngay và đi khám để phát hiện sớm và điều trị các phản ứng do dị ứng hoặc các tác dụng phụ của sản phẩm đã dùng.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.