Phát hiện gây sốc: Viên kim cương bọc... kim cương 800 triệu năm tuổi ở Nga
Viên kim cương 'hai trong một' độc nhất vô nhị có thể hơn 800 triệu năm tuổi mới được phát hiện ở Nga trong một sự kiện hi hữu.
Viên kim cương bọc kim cương 800 triệu năm tuổi ở Nga |
Viên kim cương mới phát hiện ở Yakutia, Nga không nổi tiếng vì khối lượng khủng nhưng độc nhất vô nhị vì kết cấu hai trong một.
Một viên kim cương nhỏ khoảng 0,02 carat nằm gọn bên trong viên lớn hơn nặng 0,62 carat như cặp mẹ con độc đáo, hiếm có trong tự nhiên.
Viên kim cương được khai thác tại bộ phận khai thác và chế biến Nyurba của ALROSA, ở Yakutia, Nga.
Mặc dù có cấu trúc rất phức tạp, viên kim cương bên ngoài chỉ nặng 0,62 carat (0,124 gram) và có kích thước 4,8 x 4,9 x 2,8 mm. Viên kim cương bên trong có hình dạng bảng và có kích thước 1,9 × 2,1 × 0,6 mm.
Hình ảnh viên kim cương nhỏ bên trong viên kim cương to mới phát hiện ở Nga |
Dựa trên phân tích, các chuyên gia cho rằng viên kim cương bên trong phát triển trước và viêm bên ngoài hình thành trong các giai đoạn tăng trưởng sau đó. Tuổi đời của viên kim cương bất thường lên tới hơn 800 triệu năm tuổi.
Vì có vẻ ngoài cấu tạo giống kiểu búp bê Matryoshka truyền thống của Nga, một bộ búp bê gỗ có kích thước giảm gần với nhiều con con đặt bên trong con mẹ to bên ngoài, nên viên kim cương có tên là Matryoshka.
Trong lịch sử khai thác kim cương toàn cầu, các chuyên gia tin rằng đây là viên đá quý đầu tiên thuộc loài đặc biệt này. Hiện vẫn chưa rõ viên kim cương bất thường có trị giá bao nhiêu.
Oleg Kovalchuk, Phó Giám đốc phụ trách sáng tạo tại Cơ quan Địa chất Nghiên cứu và Phát triển của ALROSA cho biết: 'Theo chúng tôi được biết, chưa có viên kim cương nào như vậy trong lịch sử khai thác kim cương toàn cầu. Đây là một sự sáng tạo độc đáo trong thiên nhiên".
Kim cương là loại đá quý có giá trị cao vì chúng hình thành qua hàng triệu năm dưới áp suất, nhiệt độ cao nằm sâu trong vỏ Trái Đất.
Nhưng một số công ty hiện đang phát triển kim cương trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, có nguy cơ làm rung chuyển ngành công nghiệp kim cương.
Đầu tiên, các nhà khoa học đặt một viên kim cương nhỏ làm 'hạt giống' vào buồng chân không để loại bỏ các tạp chất trong không khí. Sau đó, họ đưa khí hydro và khí mê tan nóng 3.000 độ C vào buồng để tạo ra một loại khí tích điện cao được gọi là plasma.
Các chất khí nhanh chóng vỡ ra, giải phóng các nguyên tử cacbon từ mê tan thu được trên 'hạt' kim cương. Các nguyên tử cacbon sao chép một cách tự nhiên cấu trúc tinh thể kim cương hữu cơ. Mỗi viên đá nhân tạo phát triển với tốc độ khoảng 0,006mm một giờ.
Phát hiện kim cương 1.174 carat một trong những viên lớn nhất thế giới ở Botswana
Một công ty khai thác mới phát hiện viên kim cương khổng lồ nặng 1.174 carat ở Botswana, là viên kim cương nặng thứ ba thế giới.
Hoàng Dung (lược dịch)