Phát hiện 6 bé trong đường dây nghi đẻ thuê, có phải nạn nhân buôn bán người?

Hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực, có thể dẫn đến những hiện tượng mua bán người.

Mới đây, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) phát hiện 6 cháu bé trong đường dây nghi vấn đẻ thuê tại Vinhome Ocean Park. Sự việc diễn ra vào khoảng 17h ngày 29/11, tại  KĐT Vinhomes Ocean Park, Công an xã Đa Tốn phối hợp với các đội nghiệp vụ của huyện Gia Lâm kiểm tra 1 căn hộ của toà S207, phát hiện 1 đối tượng nam, 3 đối tượng nữ và 6 trẻ sơ sinh gồm có 4 cháu trai, 2 cháu gái.

Đến 20h cùng ngày, Công an huyện Gia Lâm và Công an xã Đa Tốn tiếp tục tiến hành kiểm tra thêm căn hộ tại toà S1, phát hiện thêm 3 đối tượng liên quan, trong đó có 1 nam, 2 nữ. Đến 22h, Công an huyện Gia Lâm đã đưa cả 7 đối tượng về trụ sở để điều tra. 6 cháu bé được xe cứu thương đón ra Bệnh viện đa khoa Gia Lâm chăm sóc.

Đến 11h ngày 30/11, Công an huyện Gia Lâm đã phối hợp với tổ dân phố và lực lượng chức năng khám xét hai căn hộ trên. Được biết, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Gia Lâm phát hiện có nhiều trẻ sơ sinh ở trong căn hộ trên, nghi vấn đây là đường dây đẻ thuê nên kiểm tra, xác minh làm rõ.

Hình ảnh lực lượng chức năng đưa 6 cháu bé đến cơ sở y tế được người dân chụp lại đưa lên MXH 

Câu hỏi được nhiều người quan tâm là những đứa trẻ được sinh ra từ những hợp đồng đẻ thuê có phải nạn nhân của bọn mua bán người hay không?.

Chia sẻ vấn đề này với phóng viên, TS. LS. Đặng Văn Cường, trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, "đẻ thuê" hay còn gọi là "mang thai hộ vì mục đích thương mại" là hành vi bị pháp luật cấm, người thực hiện hành vi sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc của pháp luật.

Trong xã hội có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, khó thụ thai, khó mang thai nên rất cần sự can thiệp, hỗ trợ của y học hiện đại. Chính vì vậy các biện pháp can thiệp hỗ trợ sinh sản được áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới, trong đó có hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo Quy định tại khoản 22, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì "mang thai hộ vì mục đích nhân đạo" là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Khác với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, "mang thai hộ vì mục đích thương mại" là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật và không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, trong đó có thể xảy ra những hiện tượng lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, mua bán người và làm suy thoái đạo đức.

TS. LS Đặng Văn Cường 

“Các trường hợp mang thai hộ không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, không thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật, việc mang thai hộ hướng đến mục đích là để được hưởng lợi ích vật chất, coi những đứa trẻ như những món hàng để mua bán, trao đổi thì đây là hành vi vi phạm pháp luật”, luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Theo đó, người tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015, cụ thể theo Điều 187 quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại: Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Đối với 02 người trở lên; phạm tội 02 lần trở lên; lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

“Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp thực hiện hành vi với 02 người trở lên hoặc phạm tội 02 lần trở lên thì hình phạt là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài hình phạt chính có thể tới 5 năm tù thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong vụ việc này, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, cơ quan điều tra sẽ làm rõ đặc điểm nhân thân và danh tính của những người có liên quan, sẽ giám định ADN để xác định huyết thống của những đứa trẻ này.

Sẽ kiểm tra giấy tờ, làm rõ đặc điểm nhân thân của những người có liên quan để xác định những người này có phải đang thực hiện hành vi mang thai hộ hay không, nếu là hình thức mang thai hộ thì đây là mang thai hộ theo mục đích nhân đạo hay mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Sẽ làm rõ ai là người tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại nếu có để xem xét xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Với những người mang thai hộ và nhờ người khác mang thai hộ thì có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn đối với các đối tượng tổ chức cho người khác mang thai hộ để thu lợi bất chính thì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 187 bộ luật hình sự”, TS. LS Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Ngoài việc lấy lời khai của những người có liên quan, tiến hành trưng cầu giám định ADN đối với những đứa trẻ thì cơ quan điều tra cũng sẽ tiến hành xác minh thông tin ở các cơ quan chức năng để làm rõ đặc điểm nhân thân của những người có liên quan, xác định động cơ mục đích của những người này và danh tính nguồn gốc của những đứa trẻ.

“Ngoài hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại mà cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy có hành vi mua bán trẻ em thì đối tượng thực hiện hành vi mua bán trẻ em sẽ bị xử lý hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định tại Điều 151 quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi, như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội; đối với từ 02 người đến 05 người; đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phạm tội 02 lần trở lên; vì động cơ đê hèn; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp xác định đây là đường dây mang thai hộ vì mục đích thương mại thì những đối tượng tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 187 Bộ Luật hình sự và hình phạt cao nhất có thể tới năm năm tù, những người tham gia vào đường dây này nhưng không phải là người tổ chức cho người khác mang thai hộ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn đối với những đứa trẻ thì sẽ đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc thực hiện thủ tục cho người khác nhận con nuôi theo quy định pháp luật”, TS. LS Đặng Văn Cường nêu.

N. Huyền

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !