Phải tiêu hủy 20.000 viên thuốc chữa ung thư vẫn không chia cho bệnh viện khác

Chương trình sử dụng thuốc viện trợ Tasigna tại BV Truyền máu và Huyết học TP.HCM là chương trình viện trợ có điều kiện. Theo đó công ty này lựa chọn bệnh nhân được tham gia chương trình và quyết định việc cho phép sử dụng thuốc.
Phải tiêu hủy 20.000 viên thuốc chữa ung thư vẫn không chia cho bệnh viện khác - ảnh 1

Theo đề nghị của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM phải báo cáo về Bộ trước ngày 7/5 nhưng Sở Y tế đã báo cáo chậm hơn và theo báo cáo gửi Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế cũng nêu rõ, qua sự việc này, cần rút kinh nghiệm chung cho toàn ngành Y tế Thành phố.

Báo cáo của Sở Y tế TP.HCM gửi Bộ Y tế về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng lô thuốc viện trợ Tasigna tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP. HCM dù chậm hơn 1 ngày so với hạn cuối mà Bộ Y tế yêu cầu báo cáo song Sở Y tế TP.HCM đã làm rõ được trách nhiệm của các đơn vị liên quan để xảy ra việc gần 20.000 viên thuốc hết hạn, buộc phải tiêu hủy.

Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, chương trình sử dụng thuốc viện trợ Tasigna mà Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM đạt được thỏa thuận với nhà tài trợ - công ty Novartis - là chương trình viện trợ có điều kiện. Công ty Novartis kiểm soát việc lựa chọn bệnh nhân được tham gia chương trình và quyết định việc cho phép sử dụng thuốc Tasigna đối với những bệnh nhân tham gia.

Bệnh nhân tham gia chương trình cũng không được sử dụng thuốc Tasigna miễn phí hoàn toàn mà phải đồng chi trả 4% (khoảng 42 triệu đồng/năm). Bệnh viện nhận thuốc tài trợ không có quyền chủ động sử dụng thuốc cho người tham gia hoặc thay đổi người bệnh tham gia chương trình khi chưa có sự chấp thuận của công ty tài trợ.

Khi biết số thuốc Tasigna còn 6 tháng nữa là hết hạn, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM đã chủ động đề nghị Công ty Novartis cho phép mở rộng chương trình đến các bệnh viện trong toàn quốc đang cùng điều trị bệnh lý này bằng thuốc Glivec nhưng Công ty không đồng ý và Công ty chấp nhận huỷ thuốc nếu không dùng hết.

Giá trị lô thuốc Tasigna tại thời điểm tiêu huỷ năm 2015 là hơn 3,8 tỷ đồng, chứ không phải tính theo giá thời điểm thanh tra (năm 2017) là gần 14 tỷ đồng. “Bệnh viện đã có thiếu sót không xem lại kỹ dự thảo kết luận Thanh tra, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm” – Báo cáo của Sở Y tế TP.HCM nêu rõ.

Ngoài ra, quá trình từ lúc tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc đến khi hoàn tất các thủ tục đưa về sử dụng của Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM bị kéo dài, trong khi thuốc Tasigna 200mg có hạn sử dụng ngắn (23 tháng) đã được sản xuất trước đó.

Tại thời điểm Cục Quản lý Dược cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc (tháng 7/2014), thuốc chỉ còn 10 tháng hạn dùng nhưng công ty Novartis vẫn gửi hàng về Việt Nam. “Trách nhiệm này thuộc về Công ty Novartis và Bệnh viện. Theo giải trình của Bệnh viện thì ngay từ khi nhận được thuốc, Bệnh viện đã nhận thức được việc chắc chắn không sử dụng kịp số thuốc vừa nhập trước thời gian hết hạn” – Sở Y tế TP. HCM cho biết.

Theo báo cáo tổng thời gian từ lúc Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP. HCM bắt đầu tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc của Novartis đến khi hoàn tất thủ tục tiếp nhận thuốc về kho của bệnh viện mất tới gần 1 năm, Sở Y tế TP. HCM báo cáo cụ thể như sau: Thủ tục qua lại giữa Bệnh viện và Novartis ở giai đoạn đầu mất trên 4 tháng 11 ngày.

Tiếp đến, giai đoạn Bệnh viện bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của Cục Quản lý Dược mất 25 ngày, bổ sung giấy tờ cho Sở Y tế mất 1 tháng 7 ngày, thời gian Sở Y tế xử lý hồ sơ mất 21 ngày, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM xử lý hồ sơ mất 3 tháng, UBND TP.HCM xử lý hết 10 ngày làm việc. Thời gian còn lại là thời gian bệnh viện và Novatis làm thủ tục tiếp nhận và nhận hàng về kho.

“Do đây là lần đầu tiên Sở giải quyết hồ sơ tiếp nhận thuốc viện trợ có điều kiện, nên các chuyên viên của các phòng chức năng thuộc Sở còn lúng túng trong việc trao đổi ý kiến qua lại giữa các phòng, và tham mưu cho lãnh đạo Sở, dẫn đến việc chậm xử lý hồ sơ nhận thuốc viện trợ 3 ngày”

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng thẳng thắn thừa nhận “Sở Y tế phải rút kinh nghiệm”. Cùng đó, Sở Y tế TP.HCM cũng đã yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc lập kế hoạch dự trù số lượng thuốc đề nghị hiến tặng, không sát với thực tế sử dụng.

Trước đó, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM báo cáo một khó khăn dẫn tới số người bệnh đăng ký tham gia chương trình dùng thuốc viện trợ Tasigna không nhiều là do phải đồng chi trả 4% (khoảng 42 triệu đồng/năm), gián tiếp dẫn tới việc bệnh viện không sử dụng hết được lô thuốc viện trợ.

Báo cáo của Sở Y tế TP.HCM chỉ rõ: “Nếu bệnh viện xét thấy nhu cầu sử dụng thuốc là cần thiết cho người dân thì tìm nguồn viện trợ khác theo đúng nghĩa viện trợ nhân đạo, không bao hàm việc đồng chi trả như công ty Novartis làm”.

Qua sự việc này, Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM ngoài việc dự trù thuốc xin viện trợ sát với thực tế sử dụng; thực hiện các hồ sơ, thủ tục phải nhanh chóng; không nên nhận các thuốc viện trợ có hạn dùng ngắn. Bệnh viện phải nghiêm túc thực hiện việc tiêu huỷ thuốc hết hạn.

Ph. Thúy

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Đang cập nhật dữ liệu !