PGĐ bệnh viện Covid-19: Hậu Covid-19 biến chứng nặng là chuyện thời biến chủng cũ + chưa tiêm vắc xin

Lúc chưa tiêm bao phủ vắc xin, cộng với quá tải y tế thì hậu Covid-19 có thể xảy ra. Hiện nay đã tiêm bao phủ vắc xin toàn dân, chủng Omicron virus chỉ nằm ở cổ họng thì không thể xuống phổi gây xơ phổi

Chỉ cần đánh từ khoá gói khám hậu Covid-19 trên google, trong vòng 8 giây bạn đã nhận được 12 triệu thông tin về hậu Covid-19 và các gói khám hậu Covid-19. Các gói khám hậu Covid-19 thậm chí lên tới hàng chục triệu đồng.
 
PGS Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phó Giám đốc Bệnh viện Covid-19 Hoàng Mai, Hà Nội cho biết hậu Covid-19 ở biến chủng Omicron không đáng lo.

Theo PGS Hải, khi mắc Covid-19 sẽ chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 cấp tính: Các triệu chứng của Covid-19, tính từ thời điểm phát bệnh cho đến 4 tuần sau đó.
 
Thứ hai, tình trạng hậu Covid: Bao gồm một loạt các triệu chứng (thể chất và tinh thần) phát triển trong hoặc sau Covid-19, tiếp tục kéo dài  ≥ 2 tháng (tức là ba tháng kể từ khi khởi phát) và không được giải thích bằng chẩn đoán khác.
 
Tuy nhiên, hiện nay đang có quá nhiều thông tin liên quan đến hậu Covid-19, PGS Hải cho rằng các thông tin nhiễm Covid-19 nhẹ không có triệu chứng vẫn có nguy cơ trở thành hậu Covid-19 với tổn thương phổi nặng nề - đây là câu chuyện xa xưa.

Thời điểm dịch ở TP.HCM, khi chưa tiêm vắc xin, lại thêm chủng Alpha, Delta rất nặng, quá tải hệ thống y tế. Khi đó người bệnh có triệu chứng hay không có triệu chứng người ta không thể vào viện, người bệnh chịu đựng, thở oxy ở nhà đến khi vào viện thì đã tổn thương phổi. Tuy nhiên, điều này đã đi qua rồi. 

{keywords}
PGS Hải cho rằng chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận cái gọi là “Hậu Covid” ở “thời Omicron” kết hợp bao phủ vắc xin không thể được đánh đồng như “thời” Alpha, Delta và chưa có vắc xin. 

 
Ngay cả các y văn trên thế giới, ghi nhận các ca thiếu oxy thầm lặng cũng là “câu chuyện cũ”. Hiện nay đã tiêm vắc xin, chủng Omicron virus chỉ nằm ở cổ họng thì không thể xuống các cơ quan phía dưới gây tổn thương.
 
PGS Hải cho rằng chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận cái gọi là “Hậu Covid” ở “thời Omicron” kết hợp bao phủ vắc xin không thể được đánh đồng như “thời” Alpha, Delta và chưa có vắc xin. So với trường hợp này, những ca nhiễm Covid-19 nhẹ, không triệu chứng không có lý do để gây lo lắng, hoang mang như trong cộng đồng hiện nay.
 
Bản thân PGS Hải cũng mệt mỏi khi người thân xung quanh đều đòi chụp Xquang phổi rồi CT phổi để xem có tổn thương gì không. Ngay trong ngày 15/3, một gia đình trẻ 4 người nhiễm Covid-19 triệu chứng nhẹ, sau 4 ngày âm tính đến khám và nhất định muốn chụp X-quang phổi vì lo ngại Hậu Covid-19 bởi vì thông tin về hậu Covid-19 “kinh khủng”.

Những gói khám hậu Covid-19 như “nấm mọc sau mưa”, PGS Hải cho rằng đây là điều không nên vì nhiều thông tin đã quá cũ. Các gói khám lên tới hàng chục triệu đồng thậm chí 15 – 20 triệu đồng để truy tìm biến chứng sâu là không cần thiết vì không có triệu chứng gì để tìm và cũng không tìm được.
 
Với người bệnh Covid-19, BS Hải cho rằng giống người bị cảm hàn trước đây sau 1 – 3 tháng vẫn có triệu chứng như ớn lạnh, mệt mỏi và nó đều hết khi cơ thể phục hồi hoàn toàn.
 
Ngay tại BV Hồi sức Covid-19, BS Hải cho biết có bệnh nhân 80 tuổi, không tiêm vắc xin Covid-19, bệnh nhân lại bị tăng huyết áp. Khi bệnh nhân vào viện đã được đặt ống nội khí quản ở một bệnh viện thành phố và tiên lượng tử vong chắc chắn, với 2 lá phổi trắng xoá. Bệnh nhân  được chuyển đến Bệnh viện điều trị người bệnh Covid -19 Hoàng Mai trong một hy vọng mong manh.
 
Bệnh nhân được thở máy, được dùng thuốc chống virus đường tiêm, corticoid, chống đông, kháng sinh điều trị bội nhiễm, và các biện pháp hồi sức tích cực khác. Bệnh nhân đã được thử rút ống 2 lần thất bại, bác sĩ đã phải cố gắng đến lần 3 thì thành công.

Sau 2 tuần ở bệnh viện dành cho người bệnh Covid-19 khi đã âm tính, bệnh nhân chuyển về Bệnh viện ĐH Y Hà Nội và tiếp tục được điều trị 2 tuần tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội rồi ra viện trong tình trạng không phải thở oxy.
 
Sau 1 tháng khi ra viện, ngày 15/3 bệnh nhân khám lại tức 2 tháng kể từ thời điểm nhiễm vẫn chưa đủ thời gian theo định nghĩa để coi là hậu Covid-19, thì phổi của bệnh nhân đã sáng lên rất nhiều, bệnh nhân đang phục hồi dần.
 
Chính vì vậy, với người trẻ, khoẻ, đã tiêm đủ vắc xin, mắc Covid-19 không có triệu chứng thì không cần lo hậu Covid-19 và cố gắng đi chụp được tấm phim phổi xem phổi có “đẹp” hay không. Chưa kể, nguy cơ tác dụng phụ “ăn tia X” khi chụp CT cho trẻ là không nhỏ.

Khánh Chi

Cả nhà bồng bế nhau đi khám hậu Covid-19, các chuyên gia lên tiếng

Cả nhà bồng bế nhau đi khám hậu Covid-19, các chuyên gia lên tiếng

Những ngày qua thông tin về hậu Covid-19 đang “sôi sục” trong cộng đồng. Ai cũng lo sợ hậu Covid-19 nên cố gắng làm sao để đi khám được.

Rối loạn tiêu hoá chỉ vì bổ sung quá nhiều C

Rối loạn tiêu hoá chỉ vì bổ sung quá nhiều C

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và uống ngay sau khi vắt. Người lớn chỉ uống khoảng 200ml mỗi ngày và 100ml đối với trẻ em là đủ.

Sợ hậu Covid-19 hơn F0, nhiều người tự ám thị với mình

Sợ hậu Covid-19 hơn F0, nhiều người tự ám thị với mình

Nhiều người tự nhận mình bị hậu Covid-19 với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, bồi hồi... đây là do tâm lý ám thị với chính mình.

Xét nghiệm âm tính đã khỏi bệnh chưa?

Xét nghiệm âm tính đã khỏi bệnh chưa?

Nhiều người chủ quan xét nghiệm âm tính đã nghĩ rằng mình khỏi bệnh và không tiếp tục theo dõi sức khoẻ thêm.

 

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Đang cập nhật dữ liệu !