Sợ hậu Covid-19 hơn F0, nhiều người tự ám thị với mình

Nhiều người tự nhận mình bị hậu Covid-19 với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, bồi hồi... đây là do tâm lý ám thị với chính mình.

Theo BS Quan Thế Dân, hiện nay tình trạng người dân lo sợ hậu Covid-19 đang quá nhiều thậm chí ai đến khám hay có bị Covid-19 đều nhắn tin hỏi bác sĩ phải làm sao với hậu Covid-19. BS Dân cho rằng nhiều trường hợp thực sự bị ám thị về hậu Covid-19, họ không sợ F0 mà sợ hậu của Covid-19.
 
Bác sĩ Dân cho rằng tình trạng hậu Covid-19 phải hiểu đúng. Đặc biệt, hiện nay có nhiều trường hợp 3,4 ngày test thấy âm tính liền tự cho là đã khỏi bệnh và khi thấy vẫn còn ho, đau rát họng, khó thở... thì hốt hoảng cho rằng mình đã gặp vấn đề "hậu Covid".

Trong khi đó, người bệnh vẫn đang trong giai đoạn cấp của mắc Covid, chưa khỏi. Test nhanh kháng nguyên âm tính mới chỉ là lúc virus xuống thấp, chưa phải đã khỏi hoàn toàn. Bình thường, thời gian bình phục hoàn toàn cần 1 đến 4 tuần.
 
Theo WHO các triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, ho dai dẳng, hồi hộp, tim đập nhanh, đau mỏi cơ, thay đổi vị giác, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ, hay quên, khó tập trung, buồn bã, lo âu… và kéo dài sau 3 tháng mắc bệnh và hiện tại chỉ 10-20% có các triệu chứng gọi là hậu Covid-19.
 

{keywords}
Bệnh nhân tới khám hậu Covid-19.


BS Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng Đơn vị điều trị Ban ngày, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết hiện nay người bệnh tới khám hậu Covid-19 nhiều hơn. Trước Tết, người bệnh đến khám chủ yếu là bệnh nhân hậu Covid-19 trên 64 tuổi, từng có can thiệp thở oxy, thở máy thì đến nay cả người trẻ khi nhiễm Covid-19 họ cũng đi kiểm tra sức khoẻ sau Covid-19.
 
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đàn – Phó trưởng khoa YHCT – BV Đại học Y dược TP.HCM hiện đang có hai thái cực sau giai đoạn cấp người bệnh lo âu làm cho phóng đại triệu chứng hậu Covid-19, người bệnh suy nghĩ thái quá tự ám thị thấy cơ thể có triệu chứng của hậu Covid-19 như mệt mỏi, khó thở, lo lắng, bồn chồn…
 
Còn thái cực sau đó là sau giai đoạn cấp các yếu tố thấp là do virus, cơ thể chống đỡ lại virus sẽ tổn thương khí huyết. Người có nguy cơ cao là trẻ em, người trên 65 tuổi cơ thể có sự suy yếu hơn so với người bình thường nên người bệnh có triệu chứng về lo âu, não sương mù, kém tập trung, khó thở, không có năng lượng sống, rối loạn về da, có bất thường tim mạch khi gắng sức, đau mỏi khớp….
 
Trong điều trị hậu Covid-19, bác sĩ Đàn cho rằng người bệnh cần bình tĩnh để làm sao có thể lấy lại sức lực của mình. Nếu quá lo âu có thể tự ám thị triệu chứng.
 
Khi người bệnh đến khám hậu Covid-19 thì bệnh nhân sẽ được loại trừ các nguy hiểm như xơ phổi, huyết khối. Còn với bệnh nhân bị các triệu chứng lưu lại sau Covid-19 thì sẽ điều trị theo y học cổ truyền tái lập lại quân bình âm dương để bồi bổ khí huyết bị tổn thương ở giai đoạn cấp Covid-19.

Người bệnh nếu cần hỗ trợ oxy, mất ngủ nhiều, rối loạn lo âu thì có thể điều trị nội trú. Còn với người bệnh chỉ can thiệp liệu pháp dùng thuốc, không dùng thuốc có thể điều trị ngoại trú.
 
Khi khám, bác sĩ đánh giá, thăm khám và tư vấn cho người bệnh và tuỳ theo từng triệu chứng bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau.

BS Vũ ví dụ: Người bệnh mệt mỏi – ăn uống thiếu chất thì có thể cho bệnh nhân các cách bổ sung dinh dưỡng và tập luyện để cải thiện sức khoẻ.
 
Người bệnh đau mỏi thì có thể thực hiện các biện pháp tập luyện, châm cứu để khắc phục. Người khó thở thì tập thở, các kỹ thuật tập thở theo khí công
 
Với người bệnh mất ngủ, bác sĩ sẽ cho người bệnh đo đa ký giấc ngủ đánh giá tình trạng mất ngủ có thể châm cứu, hướng dẫn tập luyện để người bệnh tập trung vào cuộc sống, vui chơi, thoát khỏi ảnh hưởng stress do hậu Covid-19.

Nếu người bệnh không vượt qua được thì sẽ chuyển qua khoa rối loạn tâm thần để điều trị về mặt sức khoẻ tâm thần cho phù hợp.

K.Chi  

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !