Nuôi giun tăng trưởng - Nông dân mua nợ

Hy vọng làm giàu từ nghề nuôi giun tăng trưởng của hàng trăm hộ nông dân trong tỉnh đang tan thành mây khói. Nhiều nông dân phải khóc dở, mếu dở vì gánh trên vai đống nợ đến vài chục triệu đồng.

Nuôi giun tăng trưởng - Nông dân mua nợ - ảnh 1

Mô hình nuôi giun của gia đình bà Bùi Thị Bình, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn

Viễn cảnh làm làm giàu của nông dân

Chị Bùi Thị Bình, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn - người nuôi giun tăng trưởng tiên phong ở xã kể: Mô hình nuôi giun tăng trưởng của Công ty TNHH Lợi Thắng đánh đúng vào ước vọng thoát nghèo của người nông dân. Ông Phùng Văn Mạnh, Trưởng ban kỹ thuật cũng là chồng bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Công ty TNHH Lợi Thắng có trụ sở tại tổ 7, phường Tân Hoà, thành phố TPHB đã về tận xóm tuyên truyền: Nuôi giun tăng trưởng lãi rất cao. Bởi chu kỳ thu hoạch giun tăng trưởng ( giun cao sản) chỉ 75 ngày bán được 140.000 đồng/kg”. Với giun, chỉ đầu tư giống một lần có thể thu được nhiều năm. Như lời bà Bình, thì ông Mạnh nói: Nếu làm đúng quy trình, giun có thể tăng trưởng trung bình từ 100- 200%, tức là 1kg giống có thể sinh ra từ 1- 2 kg giun thương phẩm. Vậy là một ăn gấp đôi lãi quá đi chứ!

Nuôi giun tăng trưởng - Nông dân mua nợ - ảnh 2

Giun tăng trưởng quá lứa mà Công ty không đến thu mua

Ông Trần Quang Kiện ở xóm Tân Ngọc, là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã Ngọc Mỹ ( Tân Lạc)- người đầu tiên được chuyển giao công nghệ giun tăng trưởng cho biết: Công ty đã đưa chúng tôi đi thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi giun ở TP Hoà Bình, Lương Sơn. Tại những nơi trên, các chủ nuôi giun đều cho rằng, nuôi giun cho hiệu quả kinh tế rất cao. Công ty còn nói: Thị trường giun tăng trưởng rất rộng lớn, thực tế sản xuất không đủ đáp ứng, có thể xuất khẩu sang  CHLB Đức để làm thuốc sốt rét, nước gội đầu, kem dưỡng da...  Hợp đồng của Công ty chuyển giao công nghệ nuôi giun có địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế cụ thể và số tài khoản tại tại Ngân hàng nông nghiệp, cùng lời cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm, đã lấy được lòng tin của người nông dân. Vì vậy, chỉ trong thời gian không lâu, mô hình chuyển giao công nghệ nuôi giun tăng trưởng của Công ty đã lôi cuốn được sự quan tâm và tham gia của hàng trăm hộ dân ở các huyện Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn, Yên Thủy... 

Nông dân mua nợ

Riêng xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc đã có 7 hộ đầu tư nuôi giun tăng trưởng. Trong đó có 2 hộ đầu tư nhiều nhất là ông Trần Quang Kiện, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh và anh Bùi Văn Thân, Bí thư Đoàn thanh niên xã. Từ tháng 3/2007, ông Kiện vay 30 triệu đồng Ngân hàng đầu tư nuôi giun. Là hộ đầu tiên tham gia, nên ông được Công ty quan tâm xây dựng thành mô hình điểm, thu mua sản phẩm 4 lần với số tiền thu về trên 30 triệu đồng. Ông Kiện được tuyên truyền là mô hình phát triển kinh tế giỏi. Tuy nhiêu, sau khi hạch toán, ông vẫn lỗ tới 30 triệu đồng. Riêng vốn đầu tư 110kg giống đã mất gần 32 triệu đồng, cộng với khoảng gần 10 triệu xây dựng chuồng trại, 7 triệu thuốc tăng trưởng, 9 triệu thuốc ủ và trên 5 triệu phân chuồng, số tiền đã lên tới trên 60 triệu đồng, đó là chưa kể đến công chăm sóc. Từ lứa giun thứ 5 đến nay đã hơn 2 chu kỳ, Công ty chưa đến mua. Giun quá lứa chết dần, để lại gánh nợ của người nông dân ngày một lớn hơn. Ông Kiện cho biết: Gia đình tôi vẫn còn may, vì cũng đã trả được ngân hàng một phần!

Anh Bùi Văn Thân ngao ngán: Dự tính như tuyên truyền của Công ty chỉ trong thời gian ngắn sẽ thu hồi vốn và có lãi cao, nên tôi đã mạnh dạn thế chấp sổ đỏ để vay Ngân hàng 40 triệu đồng, thả 90 kg giống. Đến nay, mới chỉ xuất bán được 2 lần và thu về trên 7 triệu đồng. Giun đến chu kỳ bán, gọi điện thoại nhiều lần cho Công ty, đều bị khất lần hoặc từ chối. Trong khi đón vốn vay Ngân hàng chưa trả được đồng gốc nào, lãi xuất lại tăng. Ông Phạm Văn Đường, xã Tây Phong, huyện Cao Phong chia sẻ: Tôi vay vốn, đầu tư 25 triệu đồng, mới thu về được 7 triệu. Lúc đầu nuôi giun thì được bà con nông dân khen ngợi. Bây giờ ra đường, chẳng dám nhìn ai! Chị Bình, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn cười mà như mếu: Giờ nuôi giun chẳng biết để làm gì, cho gà ăn không hết. Gia đình tôi đã khó khăn, đi vay nặng lãi bên ngoài để đầu tư nuôi giun, lại kéo thêm 2 cô em gái cũng vay vốn làm theo. Giun chết dần, nợ thì lớn lên từng ngày, biết bấu víu vào đâu được?

Theo Hương Lan/Báo Hòa Bình

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?