Nữ kế toán mất ngay hơn 600 triệu sau khi nhận tin nhắn 'đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ BHTN'

Mặc dù đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) cảnh báo, nhưng trong hai ngày gần đây người dùng điện thoại di động tại Việt Nam liên tiếp nhận tin nhắn lừa đảo hỗ trợ từ quỹ BHTN.

Nhẹ dạ cả tin, mất hơn 600 triệu đồng

Liên tiếp trong hai ngày 23 và 24/11, rất nhiều người dùng điện thoại di động tại Việt Nam bỗng dưng nhận được tin nhắn từ các số điện thoại cá nhân thông báo chủ thuê bao “đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN”. Đi kèm với tin nhắn là một đường link lạ, người nhận tin nhắn được yêu cầu bấm vào đường link này để nhận quà, nếu quá hạn sẽ không được chấp nhận.

Theo Nghị quyết #ll6, bạn đã đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ từ quỹ BHTN. Bấm vào www.vcewl...để lấy. Quá hạn sẽ không được chấp nhận”. Đó là nội dung tin nhắn từ số điện thoại 0921670848 gửi đến điện thoại của chị Nguyễn Vân Anh (Hải Phòng) vào chiều 24/11. Cùng ngày, nhiều người xác nhận họ nhận được tin nhắn với nội dung tương tự từ số điện thoại trên.

{keywords}
Đối tượng gửi tin nhắn với cùng nội dung gần giống nhau, kèm đường link lạ.

Trong đó, chị Nguyễn Minh Hằng (Hà Nội) cho hay, chị nhận được tin nhắn thông báo “đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ từ quỹ BHTN”, người nhắn gửi kèm đường dẫn khác với đường link gửi đến điện thoại của chị Vân Anh nhưng cùng có chung tên miền “icu”, những tin nhắn này được gửi đi từ cùng một thuê bao di động.

Tương tự, chị Nguyễn Quỳnh Hương (Quảng Ninh) cho biết chị cũng nhận được tin nhắn có nội dung như trên, nhưng vì bản thân chị đã được nhận tiền hỗ trợ từ quỹ BHTN trước đó nên chị đã không thực hiện theo hướng dẫn là bấm vào đường link lạ.

Theo ảnh chụp màn hình tin nhắn, PV Infonet đã gọi vào những số điện thoại di động của người gửi, nhưng tất cả đều trong tình trạng “không liên lạc được”.

Rất may mắn cho cả 3 người phụ nữ trên là họ đã cảnh giác không thực hiện yêu cầu của người gửi, bởi đó là một dạng tin nhắn lừa đảo rộ lên trong thời gian gần đây. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng chính sách hỗ trợ người lao động đóng BHTN để dẫn dụ “con mồi” đăng nhập vào đường link và thực hiện các bước theo yêu cầu của chúng, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được sự tỉnh táo khi bỗng dưng được thông báo “đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ”. Trong ngày 24/11, doanh nhân Lâm Minh Chánh – một người có ảnh hưởng trên MXH – đã chia sẻ câu chuyện về trường hợp của một phụ nữ tại TP.HCM vừa bị lừa mất 600 triệu đồng sau khi nhận được tin nhắn thông báo “đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ”.

 “Vợ của bạn nhập cả mật khẩu và số OTP vô. Thế là toàn bộ tiền trong tài khoản của vợ bạn (BIDV) hơn 600 triệu chạy qua tài khoản bên lừa đảo” – ông Lâm Minh Chánh nói, đồng thời cho hay nạn nhân đã làm đơn trình báo cơ quan công an tại Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM).

{keywords}
Ông Lâm Minh Chánh chia sẻ câu chuyện trên Facebook đồng thời cảnh báo đến mọi người.

Trao đổi với PV Infonet, chị L.T.N, kế toán của một doanh nghiệp tại TP.HCM cho biết, với nhận thức và hiểu biết của mình, chị không nghĩ rằng có ngày mình lại bị lừa một cách tinh vi như vậy.

Câu chuyện của chị L.T.N xảy ra vào chiều 23/11, vì là kế toán của công ty nên chị vừa mới yêu cầu nhân viên trong công ty tải ứng dụng VSSID của BHXH để theo dõi quá trình đóng BHXH. Thêm vào đó, chị cũng mới hoàn tất thủ tục cho người lao động được hưởng trợ cấp từ quỹ BHTN bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.

“Bình thường không bao giờ tôi đọc những tin nhắn rác và càng không bấm vào đường link lạ nào vì luôn đề cao cảnh giác. Nhưng đúng vào thời điểm vừa làm xong thủ tục nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN thì nhận được tin nhắn báo “đủ điều kiện nhận hỗ trợ” nên tôi không nghi ngờ gì, cứ nghĩ rằng tin nhắn từ bên BHXH gửi”, chị L.T.N nói.

Chị L.T.N cũng cho hay, sau khi mở đường link do đối tượng gửi kèm, trên điện thoại của chị hiện ra một giao diện giống với giao diện smart banking của BIDV (nhưng là giả mạo). Chị còn cẩn thận kiểm tra đường link nói trên bằng máy tính, khi đó trên màn hình máy tính lại hiện ra trang VSSID của BHXH nên càng bớt nghi ngờ. Sau đó chị mới nhận ra khi mở trên máy tính thì sẽ tự động dẫn về trang web trước đó người dùng từng đăng nhập.

“Khi đó tôi vẫn nghĩ mình chỉ đăng nhập thử xem thế nào, nếu họ yêu cầu mình chuyển tiền thì mình sẽ không chuyển nên không lo. Sau khi đăng nhập, họ yêu cầu mình nhập mã OTP, mở tin nhắn ra thấy BIDV gửi mã OTP và tôi đã nhập 2 lần”, chị L.T.N kể.

Thực chất trang web mà chị L.T.N đăng nhập chỉ là trang ảo nhưng việc chị đăng nhập bằng chính tài khoản ngân hàng của mình và nhập mã OTP là kẽ hở lớn để các đối tượng xâm nhập vào tài khoản và rút sạch tiền. Ngay sau đó, chị nhận được hai tin nhắn liên tiếp từ BIDV báo tài khoản đã bị trừ tiền, lần lượt là 499.900.000 đồng và 126 triệu đồng. Tổng số tiền chị bị lấy cắp là 625 triệu đồng.

“Ngay sau đó tôi nhận được một cuộc điện thoại không hiển thị số điện thoại người gọi. Đầu dây bên kia nói bằng một thứ tiếng rất lạ. Biết mình đã bị lừa nên tôi tắt máy không nghe, dù sau đó chúng còn gọi đến 7-8 cuộc”, chị L.T.N nói.

Điều không may cho chị là trước đây hạn mức chuyển tiền của chị chỉ là 50 triệu đồng/lần chuyển, nhưng mới đây chị đã đăng ký nâng hạn mức chuyển tiền lên 500 triệu đồng/lần. Chị cho biết toàn bộ số tiền trong tài khoản đã bị kẻ xấu rút sạch. Ngay sau đó chị đã báo ngân hàng khóa tài khoản, đồng thời làm đơn trình báo công an quận Bình Thạnh, địa bàn nơi chị mở tài khoản.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam lên tiếng

Thực tế, những tin nhắn lừa đảo như trên xuất hiện từ cuối tháng 10/2021 và đã được BHXH Việt Nam liên tục cảnh báo. Cơ quan này cho hay, kể từ thời điểm cuối tháng 10/2021, sau khi BHXH Việt Nam đưa ra cảnh báo về việc có đầu số 052… nhắn tin tới điện thoại di động của người dân với nội dung thông báo việc nhận trợ cấp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm chiếm đoạt tài sản, đến nay, BHXH Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về việc có các đầu số khác nhắn tin, gọi điện và gửi đường link đăng nhập và một số ứng dụng, trang web xấu nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản và thông tin cá nhân của người dân.

Ngoài việc nhắn tin qua tin nhắn SMS, các đối tượng lừa đảo còn nhắn tin qua mạng xã hội Zalo. Theo đó, khi người dân mất cảnh giác, đăng nhập vào các đường link lừa đảo trên sẽ hiển thị giao diện giao dịch giống với trang giao dịch điện tử của các ngân hàng người dân đang sử dụng, sau đó các giao diện này sẽ yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng để chiếm dụng tiền trong tài khoản của người dân.

Bên cạnh đó, hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện các số điện thoại có đầu số +4841900.... gọi điện trực tiếp yêu cầu người dân làm theo hướng dẫn để nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN. Thủ đoạn này thường đánh vào tâm lý người nghe, hướng dẫn kê khai tài sản, chiếm đoạt tiền có trong tài khoản ngân hàng.

{keywords}
BHXH đã hai lần cảnh báo về phương thức lừa đảo này.

Hiện tại một số địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, đã có người dân mất cảnh giác, truy cập các link lừa đảo nêu trên và bị kẻ xấu chiếm đoạt thành công tiền trong tài khoản ngân hàng cá nhân.

BHXH Việt Nam khẳng định, các tin nhắn, cuộc gọi trên là của đối tượng lừa đảo, lợi dụng thông tin về chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ Quỹ BHTN nhằm trục lợi hoặc lấy thông tin cá nhân và hack tài khoản của người dân để chiếm đoạt tiền trong tài khoản cá nhân của người lao động. Cơ quan BHXH không gửi bất kỳ tin nhắn nào có nội dung như trên.

BHXH Việt Nam cảnh báo người lao động: Không nên tin bất kỳ tin nhắn nào được gửi đến nếu tổng đài gửi không có chữ "BHXHVN" hoặc “BHXH HA NOI” (các địa phương khác trên toàn quốc sẽ có tên tương tự) hiển thị tại phần số điện thoại của người gửi tin nhắn; Cần nâng cao cảnh giác, đồng thời bình tĩnh xác minh, nhận diện, tránh bị lợi dụng đối với các cuộc gọi đến từ các số điện thoại lạ hay các số điện thoại quốc tế tự xưng là cơ quan BHXH.

BHXH Việt Nam thông tin rõ tới người lao động, theo quy định của Nghị quyết số 116/NQ-CP và thời gian nhận đề nghị nhận hỗ trợ của người lao động từ Quỹ BHTN theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg là đến ngày 20/12/2021. Vì vậy, người lao động tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, nhất là không nhấp chuột vào bất kỳ đường dẫn nào, nếu không sẽ có khả năng lộ thông tin cá nhân và bị hack tài khoản chiếm đoạt tiền.

Hiền Anh

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

Hóa đơn tiền điện tăng vì đổi ngày ghi số, hàng triệu khách hàng có lo thiệt?

Việc thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ lần này của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã được lên kế hoạch từ trước Tết. Hàng triệu khách hàng có phải lo lắng việc bị thu tiền điện cao hơn trước?

Kiều bào được “mua đất, mua nhà” sẽ làm bùng nổ thị trường bất động sản

Việc Luật Đất đai năm 2024 quy định người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam nhằm khuyến khích, góp phần thúc đẩy đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào trong nước.

Đoàn khách Hạ Long tố nhà hàng ở Hải Dương 'chặt chém' hoá đơn gần 6 triệu

Cho rằng bị "chặt chém" sau khi ăn uống tại một nhà hàng ở TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thành viên trong nhóm thực khách đã đăng bài lên mạng xã hội.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.