Những ngân hàng Việt 'biến mất' khỏi thị trường

Một số ngân hàng từng hoạt động mạnh, có hàng trăm ngàn khách hàng, sau đó dần biến mất khỏi thị trường bởi những sai lầm trong điều hành của nhóm chủ sở hữu hoặc hoạt động yếu kém phải sáp nhập vào các ngân hàng khác.

Ngân hàng TMCP Nam Đô 

Nam Đô là ngân hàng có trụ sở tại TP.HCM, hoạt động mạnh vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính châu Á 1998 dẫn đến việc nhà băng này không thu hồi được nợ của doanh nghiệp vay vốn, lãnh đạo bị truy tố,... khiến Nam Đô dần biến mất khỏi thị trường. 

Tình trạng “chết nhưng chưa được chôn” của Nam Đô từng được nhắc tới vào năm 2018, sau khi ngân hàng Sacombank mong muốn bán hơn 5.000 cổ phiếu của Nam Đô. Sacombank từng tham gia góp vốn, thậm chí còn cử nhân sự sang làm Chủ tịch HĐQT của Nam Đô.

Trong một chia sẻ mới đây về những kỷ niệm khó quên khi làm công tác pháp chế - chế độ tại Ngân hàng BIDV, Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn kể về quá trình tham gia xử lý đặc biệt Ngân hàng Nam Đô. 

Theo đó, năm 1998, sau hàng loạt sai phạm trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Nam Đô đã mất khả năng chi trả và bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng cũng như ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã có chủ trương giao BIDV tham gia kiểm soát và xử lý Ngân hàng TMCP Nam Đô nhằm xử lý êm, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tận thu nợ. 

BIDV khi đó đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do ông Trần Bắc Hà, Giám đốc Chi nhánh Bình Định làm tổ trưởng. Tổ công tác có trách nhiệm đánh giá toàn bộ thực trạng Ngân hàng TMCP Nam Đô và đề xuất hướng xử lý.

Ngân hàng TMCP Việt Hoa

Những ký ức rõ nhất về ngân hàng Việt Hoa có lẽ là vụ án xảy ra tại ngân hàng này. Giai đoạn1993-1997, bằng việc lập chứng từ khống, cho vay, rút tiền không cần tài sản thế chấp... ông Trần Tuấn Tài (Chủ tịch HĐQT), Trương Kiệt Tường, Nguyễn Văn Minh (2 Phó Tổng Giám đốc) cùng đồng phạm khác đã rút 1.500 tỷ đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Việt Hoa và các doanh nghiệp cùng nhiều ngân hàng khác.

Vụ án được khởi tố từ năm 1997, với 75 bị can và đưa ra xét xử năm 2022. Cáo trạng cho thấy, để rút tiền của Việt Hoa, lãnh đạo ngân hàng cùng thuộc cấp dùng các thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hơn 293 tỷ đồng và 84 triệu USD. 

Ngoài ra, còn một số cái tên khác từng hoạt động mạnh trước năm 2000 nhưng nay đã dần biến mất khỏi tâm trí người Việt như: Ngân hàng TMCP Châu Á - Thái Bình Dương (đổi tên từ Ngân hàng Tân Việt), Ngân hàng TMCP Đại Nam.

Ficombank và Tín Nghĩa Bank

Ngày 1/1/2012, Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: Ngân hàng SCB, Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (Tín Nghĩa Bank).

Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản). Gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn dồi dào như trước, rủi ro thanh khoản xảy ra. Trước tình hình này, HĐQT của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của Ngân hàng BIDV và cần tới sự hỗ trợ của NHNN thông qua khoản vay tái cấp vốn. 

 10 năm sau khi hợp nhất 3 ngân hàng, SCB lại rơi vào trạng thái kiểm soát đặc biệt.

Habubank sáp nhập vào SHB

Ngày 28/8/2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Với Habubank, các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu của Habubank trước khi sáp nhập là 23,66% (tương đương 3.729 tỷ đồng). 

Western Bank - PVFC

Western Bank, tiền thân là một ngân hàng từ nông thôn, với vốn điều lệ ban đầu chỉ 320 tỷ đồng, đến 2011 thì lên đến 3.000 tỷ đồng. Quá trình hoạt động của ngân hàng này gắn với đại gia Đặng Thành Tâm. Việc gặp khó khăn trong quản trị và kiểm soát rủi ro, cộng với một tỷ lệ rất lớn tín dụng của nhà băng lại dành cho các doanh nghiệp sân sau, cổ đông nội bộ dẫn đến hệ quả là Western Bank sáp nhập vào Tổng Công ty cổ phần Tài chính dầu khí (PVFC) vào năm 2013. Trên cơ sở đó, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ra đời với vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng. 

Đại Á Bank sáp nhập vào HDBank

Năm 2013, một cuộc sáp nhập tự nguyện đã diễn ra giữa Đại Á Bank và HDBank. Theo đó, Đại Á Bank với số vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng sáp nhập vào HDBank, ngân hàng có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng khi đó. Các cổ đông vẫn được đảm bảo hài hòa lợi ích với tỷ lệ hoàn đổi cổ phiếu là 1:1.

Sau sáp nhập, HDBank sẽ kế thừa mọi tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích từ Đại Á Bank. Tất cả các khách hàng của Đại Á Bank sau khi sáp nhập cũng là khách hàng của HDBank.

Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông

Theo Quyết định của NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), MDB chính thức bị xóa tên trên thị trường kể từ 12/8/2015. Sau khi sáp nhập, thương hiệu Mê Kông Bank cũng hoàn toàn biến mất khỏi thị trường.

Trong vụ sáp nhập này, MaritimeBank phát hành thêm 375 triệu cổ phần để hoán đổi cổ phần cho MDB theo tỷ lệ 1:1. Như vậy. tất cả cổ đông của MDB trở thành cổ đông của MaritimeBank thông qua việc sở hữu hợp pháp cổ phần MaritimeBank.

Southern Bank sáp nhập vào Sacombank

Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ đầu 10/2015, từ đây cái tên Southern Bank chính thức không còn tồn tại.

Sacombank tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai ngân hàng. Cuộc sáp nhập này cũng chính thức đặt dấu chấm hết đối với gia đình đại gia Trầm Bê tại ngân hàng này. 

Southern Bank được thành lập năm 1993, vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Sau 22 năm phát triển, nhà băng tăng 400 lần vốn điều lệ, lên 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng không mấy khả quan khi nợ xấu tăng cao, lợi nhuận thấp. Năm 2013, ngân hàng này lãi trước thuế 18 tỷ đồng và 2014 chỉ 17 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số ngân hàng sau quá trình tự tái cơ cấu đã đổi sang một cái tên hoàn toàn mới. Trong đó, Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) từ năm 2014; Ngân hàng TMCP Gia Định (Gia Dinh Bank) đổi tên thàn Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) vào năm 2011 sau khi quỹ đầu tư VietCapital của bà Nguyễn Thanh Phượng mua lại cổ phần; Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) được đổi tên thành Ngân hàng Xây Dựng vào năm 2012, sau khi Tập đoàn Thiên Thanh của ông Phạm Công Danh mua lại cổ phần từ bà Hứa Thị Phấn. Những gì diễn ra sau đó gọi là lịch sử.

Tuân Nguyễn

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.