Doanh nghiệp bật khóc vì lãi suất cao, ngân hàng nói gì?

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí-điện TP.HCM nói rằng, khi ngân hàng gửi thông tin hợp đồng để đàm phán cho vay, đã có doanh nghiệp hội viên bật khóc bởi nhìn thấy mức lãi suất cho vay cao.

Bật khóc vì lãi vay cao

“Khi ngân hàng gửi thông tin hợp đồng để đàm phán cho vay, đã có hội viên của chúng tôi khóc khi nhìn thấy mức lãi suất cao”, thông tin trên được ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí-điện TP.HCM (Hamee), nói tại Hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp TP.HCM diễn ra vào ngày 28/2.

Ngoài vấn đề lãi suất, ông Tống cũng bức xúc khi ngân hàng tăng lãi suất cho vay, có doanh nghiệp muốn rút tài sản thế chấp, chuyển sang vay vốn tại ngân hàng khác có lãi suất thấp hơn nhưng nhân viên lấy cớ sếp bận từ tuần này qua tuần khác, không ký. Một ngân hàng tại quận Tân Bình cố tình làm khó việc rút tài sản thế chấp, trong khi lãi suất cho vay lại cao. 

Ông Văn Công Thật, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Cần Giờ, cho rằng, doanh nghiệp làm ra bao nhiêu thì đều phải trả hết lãi vay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng thương mại cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay lãi suất thấp. 

Trong khi đó, ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên, cho hay, trước đây, ngân hàng vẫn sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng khoảng 30-50 tỷ đồng bình thường. Bất ngờ, từ năm 2018, ngân hàng không chấp nhận thế chấp cho vay bằng đất nông nghiệp, khiến dòng tiền của doanh nghiệp bị cắt đột ngột.

Hiện cổ đông của công ty phải chấp nhận đi vay tiền với tư cách cá nhân, lãi suất 11-12%/năm, trong khi vay với tư cách doanh nghiệp chỉ phải chịu lãi suất 8,2%/năm, chênh lệch tới 4%/năm.

Doanh nghiệp không vay được tiền nên không đưa được vào chi phí sản xuất kinh doanh để khấu trừ.

Nhiều dự án bị dở dang do nguồn tiền không liên tục, doanh nghiệp chấp nhận bán bớt đất nông nghiệp đang canh tác để có nguồn vốn. Đáng tiếc, người mua lại là dân đầu cơ đất chứ không làm nông nghiệp.

“Cần can thiệp vào cơ chế cho vay của ngân hàng thương mại, ngân hàng cần đồng hành với doanh nghiệp, không thể bỏ rơi giữa chừng, thấy có dự án khác ngon hơn thì bỏ rơi doanh nghiệp nông nghiệp”, ông Vũ chia sẻ.

 Đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM và một số ngân hàng trả lời doanh nghiệp. (Ảnh: Chí Hùng)

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước TP.HCM trực tiếp vào cuộc 

Tại sự kiện, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM đã giải đáp về cơ chế tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, gói hỗ trợ 2% lãi suất của Chính phủ, sử dụng ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc 11 nhóm ngành: hàng không; vận tải; kho bãi; lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; công nghiệp chế biến chế tạo; phần mềm máy tính; giáo dục; xây nhà ở công nhân, phát triển nhà ở xã hội…

Gói hỗ trợ lãi suất này thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Các đơn vị này thẩm định, xét duyệt, giải ngân cho vay, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc nhóm đối tượng trên thì sẽ được hỗ trợ 2% lãi suất.

Hiện doanh số giải ngân cho vay tại TP.HCM lũy kế đã đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tuy nhiên, tốc độ cho vay vẫn chậm. Nguyên nhân, gói cấp bù lãi suất từ nguồn ngân sách, do đó, đòi hỏi tính công khai, minh bạch, đúng, đủ điều kiện. Ngoài ra, khi đã sử dụng tiền ngân sách thì cần kiểm tra, giám sát, hậu kiểm.

Chính doanh nghiệp được mời lên tiếp cận vốn vẫn còn tâm lý e ngại. 

Về giải pháp, Chính phủ, NHNN đã xem xét, cân nhắc các vấn đề, những khó khăn thuộc về chính sách sẽ được tháo gỡ, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ.

Đối với các trường hợp khó tiếp cận do thủ tục hành chính, cán bộ nhũng nhiễu, cố tình kéo dài thời gian, NHNN chi nhánh TP.HCM sẽ trực tiếp xử lý.

Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, không đủ nguyên tắc tín dụng, doanh nghiệp cần chia sẻ với ngân hàng. Bởi, nếu không đủ điều kiện vay vốn thì rất khó giải ngân cho vay, nguy cơ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.

“Doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ này ở vấn đề gì, chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với các ngân hàng thương mại. 3 bên cùng ngồi lại tháo gỡ khó khăn”, ông Lệnh nói.

 11.000 tỷ đồng vốn tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp TP.HCM trong sáng 28/2. (Ảnh: Trần Chung)

Thứ hai, chương trình cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng đối với 5 nhóm gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vẫn đang triển khai. 

Đây là chương trình cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng, hiện lãi suất trần không quá 5,5%/năm, dư nợ khoảng 200.000 tỷ. Nhưng với vòng luân chuyển vốn nhanh, doanh số cho vay đạt khoảng 600.000 tỷ/năm trên địa bàn TP.HCM, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp. Điều kiện tiếp cận chương trình, doanh nghiệp phải có kết quả kinh doanh dương 3 năm liền kề, minh bạch, công khai về mặt tài chính. 

Cũng theo ông Lệnh, năm 2023, định hướng của Chính phủ và NHNN là tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, nhóm ngành là động lực của tăng trưởng kinh tế. Định hướng tăng trưởng tín dụng năm của NHNN đưa ra là 14-15%, mở ra khả năng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mặt tích cực khác, ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất tiền gửi, tác động kéo giảm lãi suất cho vay. 

Ký kết cho 64 doanh nghiệp vay 11.000 tỷ đồng

Trong 2 tháng đầu năm 2023, tổng doanh số các tổ chức tín dụng đã thực hiện tại TP.HCM ước đạt 469.000 tỷ đồng. Tại Hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp TP.HCM, 16 ngân hàng thương mại cũng ký kết với 64 doanh nghiệp đã được thẩm định khoản vay, tổng số tiền thực hiện ký kết tín dụng khoảng 11.000 tỷ đồng. 

Trần Chung

Tập đoàn TH thành công với nông nghiệp hiện đại và tư duy tiến bộ

Trong chuyến thăm và làm việc tỉnh Nghệ An, ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam, đã dành trọn vẹn một ngày 21/3/2023 để thăm các dự án đầu tư công nghệ cao của Tập đoàn TH.

Sun World -“níu chân” du khách bằng “nụ cười”

Trước bối cảnh du lịch kiệt quệ vì đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam cần lắm những giải pháp đột phá để tìm lại thời hoàng kim như năm 2019.

Một ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động, nhà băng nào đang trả lãi cao nhất?

Trong khi các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động, một số ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất kể từ đầu tháng 3 đến nay, thì Ngân hàng SCB bất ngờ tăng lãi suất trở lại.

Điểm tương đồng khiến ngân hàng Việt cẩn trọng sau khi ngân hàng Mỹ phá sản

Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không còn khả năng trả nợ thì giá trái phiếu xuống rất thấp, thậm chí là bằng 0. Đây là rủi ro cho các ngân hàng.

Đại gia thu mua gạo xuất khẩu đình đám một thời bị rao bán món nợ nghìn tỷ

Từng là doanh nghiệp 'điểm sáng' trong kinh doanh liên kết với nhà nông, Công ty Võ Thị Thu Hà rơi vào khủng hoảng dẫn đến khoản nợ ngân hàng tính cả gốc và lãi hơn 1.400 tỷ đồng không có khả năng trả.

4 năm, điện tái tạo ở Việt Nam phát triển 'thần tốc' như thế nào?

Giai đoạn 2017-2021, điện mặt trời và điện gió đã phát triển bùng nổ. Từ sau năm 2021 đến nay, điện tái tạo chững lại do chưa có chính sách rõ ràng.

DN bất động sản từng liên quan bà Nguyệt Hường huy động gần 10 nghìn tỷ trái phiếu

CTCP Bất động sản HANO-VID tại Hà Đông, Hà Nội trả lãi cho 182 lô trái phiếu tổng trị giá gần 10 nghìn tỷ đồng. Thời hạn của các lô trái phiếu này rất dài, 5-7 năm, hầu hết đều không có tài sản đảm bảo và Maritime Bank (MSB) là tổ chức lưu ký.

Tấm pin mặt trời ở Việt Nam có chất thải nguy hại không?

"Điều đầu tiên cần khẳng định là không phải tất cả tấm pin mặt trời đều được sản xuất từ các kim loại nặng", một nhà đầu tư nêu ý kiến.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3

Khối ngoại và các quỹ đẩy mạnh mua vào cổ phiếu Việt. Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh sau thông tin ông lớn CapitaLand đàm phán mua tài sản 1,5 tỷ USD của VHM… là các thông tin và sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3/2023.

Giá xăng dầu hôm nay 22/3: Đảo chiều đi lên

Giá xăng dầu hôm nay (22/3) trên thị trường thế giới đảo chiều đi lên. Giá dầu Brent cán mốc 75 USD/thùng còn giá dầu WTI lên mức 69 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước hôm nay được áp dụng theo mức giá mới.