Những 8X làm sếp ở ngân hàng Việt

Lãnh đạo của các ngân hàng càng ngày càng trẻ hóa, có chủ tịch ngân hàng mới chỉ 36 tuổi. Làn sóng trẻ hóa lãnh đạo đang tạo nên thế hệ lãnh đạo thứ hai cho các ngân hàng Việt. 

Nữ Chủ tịch 36 tuổi của Kienlongbank

Danh hiệu Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam hiện thuộc về bà Trần Thị Thu Hằng, sinh năm 1985, sau khi nữ doanh nhân này chính thức ngồi ghế Chủ tịch HĐQT KienLongbank kể từ ngày 26/5/2021.

{keywords}
Nữ Chủ tịch HĐQT KienLongbank Trần Thị Thu Hằng.

Việc bà Hằng ngồi “ghế nóng” tại Kienlongbank là khá ngoạn mục. Bà là một trong 2 thành viên HĐQT Kienlongbank được bầu bổ sung trong phiên họp cổ đông bất thường ngày 28/1 của nhà băng này. Hiện bà Hằng cũng là Tổng giám đốc Tập đoàn Sunshine, một đại gia trong ngành bất động sản vừa mới thâu tóm 51% cổ phần tại Kienlongbank.

Với quyết định mới được Kienlongbank công bố, bà Hằng sẽ trở thành nữ Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam, soán vị trí của ông Dương Nhất Nguyên, sinh năm 1983 cũng mới được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng VietBank nhiệm kỳ mới 2021-2025.

Theo giới thiệu của Kienlongbank, bà Trần Thị Thu Hằng có bằng thạc sỹ Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). Bà từng là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine International Property Technology, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunshine Homes, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Sunshine Tech, Phó Tổng giám đốc Đầu tư quốc tế và IPO Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine, Giám đốc Công ty cổ phần Sunshine AM, Giám đốc Công ty cổ phần Sunshine Sky Villa.

Hiện tại bà Hằng còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư SIPT, Tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine.

Không chỉ trở thành chủ tịch ngân hàng trẻ nhất ở thời điểm hiện tại, bà Trần Thị Thu Hằng cũng đang sở hữu khối tài sản lớn. Theo đó, tính đến tháng 1/2021, bà Hằng nắm giữ hơn 15,3 triệu cổ phiếu Kienlongbank (tương đương hơn 370 tỷ đồng), chiếm 4,75% vốn điều lệ ngân hàng.

Ngoài ra, tại Công ty cổ phần KS Group, bà Hằng sở hữu gần 14,6 triệu cổ phần, tương đương 33% vốn điều lệ.

Dương Nhất Nguyên – Từ thiếu gia ngành dược đến Chủ tịch VietBank

Trước khi bà Trần Thị Thu Hằng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân hàng Kienlongbank, cuối tháng 4 vừa qua, “thiếu gia” một tập đoàn dược là Dương Nhất Nguyên, cái tên nhận được sự chú ý lớn trong ngành ngân hàng khi doanh nhân sinh năm 1983 này được bầu làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank).

{keywords}

Dương Nhất Nguyên, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VietBank.

Ông Dương Nhất Nguyên là cử nhân trường Greenwich University (Anh), có trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Devry (Mỹ).

Vị thiếu gia này đã có thời gian dài gắn bó với VietBank khi  bắt đầu vào ban điều hành VietBank từ tháng 1/2013 với vị trí Phó Tổng giám đốc.

Từ năm 2013 đến nay, ông đã kinh qua nhiều chức vụ lớn khác tại VietBank như: Phó Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2016 - 2020.

Ông Dương Nhất Nguyên là con trai của nguyên Chủ tịch HĐQT VietBank Dương Ngọc Hòa và bà Trần Thị Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm.

Trước khi chuyển sang làm trong ngành ngân hàng năm 2013, ông Dương Nhất Nguyên từng là cử nhân ngành dược và có thời gian dài làm việc tại Tập đoàn Dược phẩm Hoa Lâm.

Ông Nguyên từng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Giám đốc đầu tư Công ty CP Đầu tư Phát triển Hoa Lâm; Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Lâm.

Ông Dương Nhất Nguyên hiện trực tiếp sở hữu 12,8 triệu cổ phần VietBank  tương đương với 3,05% cổ phần của ngân hàng (hơn 170 tỷ đồng).

Trương Khánh Hoàng – CEO kín tiếng của SCB

HĐQT Ngân hàng SCB vừa công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo đó, ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí quyền Tổng Giám đốc SCB từ ngày 15/5/2021. Đây là CEO thứ 3 chỉ trong vòng 10 tháng qua của ngân hàng này.

{keywords}
Quyền Tổng Giám đốc SCB, Trương Khánh Hoàng.

Ngoài thông tin là một CEO thuộc thế hệ 8X, SCB không giới thiệu thông tin cụ thể về năm sinh của ông Trương Khánh Hoàng. Tuy nhiên, được biết, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Giám sát phụ trách Thị trường vốn & Quan hệ đầu tư – Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách Tài chính dự án cấp cao – Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Alpha King…

Tại SCB, ông đã trải qua các vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Điều hành Khối Phê duyệt Tín dụng và Xử lý nợ, Phó Tổng Giám đốc thường trực.

Hiện nay, ông Hoàng đang đảm nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Lê Thu Thủy, người kế vị Madam Nga tại SeABank 

Bà Lê Thu Thủy sinh năm 1983, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SeABank. Bà là người phụ nữ quyền lực thứ hai tại SeABank, sau mẹ mình là bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch thường trực.

{keywords}
Bà Lê Thu Thủy, CEO ngân hàng Seabank.

Bà Lê Thu Thủy làm Ủy viên thường trực HĐQT SeABank từ năm 2009, lúc mới chỉ 26 tuổi. Hai năm sau, bà nắm chức Tổng giám đốc ngân hàng này khi mới chỉ 28 tuổi. Cho đến nay, bà vẫn là CEO ngân hàng trẻ nhất Việt Nam.

Bà Thuỷ tốt nghiệp 2 bằng đại học danh giá tại đại học George Mason, Mỹ. Năm 2017, bà Lê Thu Thủy được The Asian Banker (Singapore) chọn là nhà lãnh đạo ngân hàng trẻ triển vọng Việt Nam. Cũng trong năm 2017, bà Thủy được mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN (AWEN) vinh danh là “Doanh nhân nữ tiêu biểu ASEAN” đồng thời là doanh nhân Việt Nam duy nhất được Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) vinh danh giải Legacy Award dành cho “Doanh nhân biểu tượng tại mỗi quốc gia trong khối ASEAN”.

Hiền Anh

Sếp ngân hàng, chứng khoán, công nghệ đứng sau “Vũ trụ điện ảnh Galaxy” thu về cả nghìn tỷ mỗi năm với hàng loạt bộ phim đình đám

Sếp ngân hàng, chứng khoán, công nghệ đứng sau “Vũ trụ điện ảnh Galaxy” thu về cả nghìn tỷ mỗi năm với hàng loạt bộ phim đình đám

Galaxy ME bắt đầu hoạt động từ năm 1994 đến nay trở thành một thế lực trong ngành truyền thông - giải trí tại Việt Nam được hậu thuẫn bởi một đội ngũ sếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán và quỹ đầu tư.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?