NHNN sẽ theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô, nới room tín dụng ở thời điểm phù hợp, đảm bảo lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Trường hợp các TCTD vẫn tập trung tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao, NHNN sẽ xem xét trừ hạn mức tăng trưởng tín dụng, đảm bảo tính tuân thủ cũng như nâng cao chất lượng tài sản của các TCTD.

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đồng thời sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành mặc dù chịu áp lực từ xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu, nhằm tạo điều kiện để TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Trong điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm 2022, NHNN đã có chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kết quả, đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

Ngay từ đầu năm, NHNN đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, chỉ tiêu này mang tính chất định hướng, với dự báo về CPI cũng như các chỉ tiêu vĩ mô Quốc hội giao. Tuy nhiên, từ năm 2021, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% được NHNN bổ sung thêm “có sự điều chỉnh tuỳ theo yêu cầu của nền kinh tế”.

Từ nay đến cuối năm 2022, NHNN sẽ điều chỉnh room tín dụng là bao nhiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát lạm phát, đồng thời đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh nền kinh tế. Room tín dụng cũng tính đến việc làm sao để giải ngân được gói tín dụng 40 nghìn tỷ hỗ trợ lãi suất 2%”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

{keywords}
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), cho biết, mặc dù 6 tháng đầu năm chúng ta kiểm soát được lạm phát, nhưng áp lực lạm phát trên thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Do đó, khi giá hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao sẽ tác động lớn đến mặt bằng chung CPI của Việt Nam.

Ngoài ra, xu hướng thắt chặt tiền tệ tại các ngân hàng trung ương trên thế giới diễn ra với cường độ tăng rất cao trong 5 tháng đầu năm 2022. Chỉ trong thời gian này đã có 144 lượt tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu.

Từ năm 2011 trở lại đây, NHNN luôn yêu cầu các TCTD tuân thủ các quy định về các hệ số an toàn theo chuẩn quốc tế, từ Basel I lên Basel II. Cho dù đưa các chuẩn mực quản trị rủi ro vào hoạt động của các ngân hàng nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế là rất cao.

Do đó, buộc ngành ngân hàng phải “đi bằng hai chân”, đó là quản trị hệ thống bằng các tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời kiểm soát tăng trưởng tín dụng, giám sát từ sớm, từ xa đối với các lĩnh vực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHTM nằm trong tầm kiểm soát và khả năng quản trị của chính các NHTM.

Số liệu thống kê 3 năm trở lại đây cho thấy nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các NHTM thường vượt rất xa khả năng cân đối vốn (xấp xỉ trên 20%). Nếu để tăng trưởng tín dụng với tốc độ lớn như vậy, áp lực đối với lạm phát là rất lớn, khả năng các TCTD tăng lãi suất huy động để tìm nguồn vốn là rất cao, dẫn đến vòng xoáy lãi suất cho vay tăng, nợ xấu cũng sẽ gia tăng”, ông Phạm Chí Quang nói.

{keywords}
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ.

Thông thường mỗi năm, NHNN công bố công khai định hướng room tín dụng tại Chỉ thị 01 vào dịp đầu năm. Trong đó có việc điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo tình hình kinh tế vĩ mô. Ông Quang cho hay, NHNN ưu tiên cho các TCTD có mức xếp hạng, phân loại cao hơn những TCTD có tình hình tài chính thấp hơn, khả năng quản trị yếu kém hơn.

Ngoài ra, NHNN cũng điều chỉnh tăng room tín dụng cho các TCTD tham gia hỗ trợ các NHTM yếu kém. Thời gian qua các TCTD rất tích cực tham gia để đảm bảo sự vững mạnh của hệ thống.

Ông Quang cũng nhắc lại lời của Phó Thống đốc Đào Minh Tú, NHNN không cấm mà chỉ cảnh báo các TCTD trong việc cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Đây là những lĩnh vực mà NHNN đã nhìn thấy tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và cảnh báo các TCTD. Trường hợp các TCTD vẫn tập trung tín dụng vào những lĩnh vực này, NHNN sẽ xem xét trừ hạn mức tăng trưởng tín dụng, đảm bảo tính tuân thủ cũng như nâng cao chất lượng tài sản của các TCTD.

Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, thời gian tới NHNN sẽ theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô để điều hành chính sách tiền tệ và xem xét nới room tín dụng ở thời điểm phù hợp, đảm bảo lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Ngân Giang

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !