Người đàn bà nghiện “vape” sau một lần thử

Bùi tai với lời giải thích “không độc đâu”, cộng với mùi hương thơm khó cưỡng, chị H. đã tò mò thử “vape” (thuốc lá điện tử). Và nghiện, lúc ấy chị mới giật mình…

{keywords}
Người phụ nữ nghiện “vape” sau một lần thử (ảnh minh hoạ) 

Nghiện  chỉ  vì lời dụ "không độc đâu"

Theo GS.TS. Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, mỗi 8 giây có một người chết do thuốc lá...  Mặc dù hiện nay số thuốc lá tiêu thụ hàng ngày ở các nước đang phát triển ít hơn ở các nước phát triển, nhưng con số này đang tăng lên đều đặn và nhanh chóng.

Tháng 9 năm 2015 BV Bạch Mai được Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế giao nhiệm vụ thành lập, duy trì và phát triển tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí với đầu số là 18006606 đặt tại bệnh viện này.

Trải qua 6 năm hoạt động, Tổng đài tư vấn đã tiếp nhận được khoảng 70.000 cuộc gọi và tư vấn được cho hơn 40.000 cuộc gọi, đối tượng gọi đến có thể là người hút thuốc muốn cai hay hỏi cách để hỗ trợ, động viên người thân của mình.

Nắm bắt tâm lý của bệnh nhân cũng như người nhà và mong muốn luôn song hành hỗ trợ trong suốt quá trình cai thuốc của bệnh nhân cai thuốc lá, giúp họ tăng động lực cai thuốc và ngăn ngừa việc tái nghiện, bắt đầu từ tháng 3-2017, tổng đài triển khai thêm chương trình gọi lại chủ động cho người hút thuốc muốn cai thuốc. Tính đến nay, tổng đài tư vấn đã và đang hỗ trợ cho gần 7.000 người với hình thức gọi lại chủ động này, thành công bước đầu mà tổng đài theo dõi và đánh giá được là khoảng 1.000 người cai thuốc lá thành công (dừng thói quen hút thuốc trên 1 năm).

Trường hợp chị H., là một trong số hàng chục ngàn cuộc gọi đến như thế. Bệnh nhân Nguyễn Thị H. ở Đống Đa, Hà Nội, có dấu hiệu nghiện thuốc lá sau một thời gian cùng chồng thử các loại thuốc lá khác nhau từ thuốc lá thế hệ mới (điện tử, làm nóng…) đến thuốc lá cuốn truyền thống. 

Nữ bệnh nhân cho biết, chồng chị vốn nghiện thuốc lá nặng. Trước kia, khi sử dụng thuốc lá truyền thống, chồng chị thường ra ngoài trời để hút. Từ ngày vape (thuốc lá điện tử) thâm nhập thị trường Việt Nam, chồng chị chuyển sang hút vape và vô tư hút trong nhà vì cho rằng không độc hại.

Khi chồng hút trong nhà, thay vì mùi khói thuốc nồng nặc, khó chịu chị H. cảm nhận được mùi thơm rất quyến rũ. Điều này khiến chị tò mò và xin chồng cho… hút thử. Chị bất ngờ vì hương vị của loại thuốc lá này nên đã cùng chồng thưởng thức mỗi ngày. Không những vậy, từ vape, chị H. theo chồng hút iqos (thuốc lá làm nóng) rồi cả thuốc lá truyền thống. Đến khi có triệu chứng thèm, nghiện thuốc lá chị mới giật mình.

 Cần cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức

Cảnh báo về tác hại của các loại thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng), GS. Ngô Quý Châu cho biết: Cả thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đều có chứa các thành phần độc hại, khi sử dụng đều có sự đốt cháy và có khói, hơi tỏa ra môi trường gây tác hại cho người xung quanh do hút thuốc lá thụ động.

Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) đa phần thuốc lá điện tử có chứa Nicotine-chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ

Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi.

Thời gian gần đây, số liệu từ các quốc gia cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử gây các ca viêm phổi cấp nguy kịch (39 ca tử vong); động kinh, các bệnh về răng miệng, ngộ độc (>2.600 ca ở Mỹ, EU, Canada, Nam Triều Tiên); gây tai nạn thương tích (các vụ nổ/bỏng, chấn thương, gãy xương chiếm tới 2.035 ca ở Mỹ giai đoạn 2015-2017, trong đó có 2 ca tử vong);... Đây chỉ là các số liệu phát hiện được vì trên thực tế chưa có sự thống kê, nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về tác hại của thuốc lá điện tử như thuốc lá điếu thông thường.

Với thuốc lá làm nóng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, thuốc lá làm nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá-trong đó có một số hóa chất được xếp vào nhóm gây ung thư).

Ngoài ra, các loại thuốc lá thế hệ mới còn gây hậu quả về mặt xã hội: ảnh hưởng sức khỏe, hành vi của giới trẻ, gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá, ảnh hưởng đến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội. Đồng thời, thiết bị điện tử để sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích, mất an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, cần cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá mới này.

 Huyền Anh

Tất cả thuốc lá điện tử là hàng nhập lậu

Hiện nay thị trường thuốc lá điện tử đang làm đau đầu các nhà quản lý bởi đây là sản phẩm chưa được quy định mua bán trên thị trường nhưng lại thu hút giới trẻ.

Thuốc lá thế hệ mới, mùi hương 'giết chết' giới trẻ

Bản chất thuốc lá thế hệ mới vẫn là lệ thuốc chất gây nghiện nicotine, ngoài ra còn gây hội chứng tổn thương phổi cấp, tổn thương nhu mô phổi, nguy cơ cháy nổ…

Việt Nam trong top 15 quốc gia sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới

'Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin – đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá”.

Hút thuốc từ 18 tuổi, ngoài 30 đã đột quỵ

Theo các bác sĩ, ngoài lối sống tĩnh tại ít vận động thì thuốc lá là tác nhân gây ra 50% ca đột quỵ ở người trẻ.

Thuốc lá ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào?

Người hút thuốc và người hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ như nhau, hệ xương khớp cũng bị khói thuốc tàn phá.

Thuốc lá đầu độc đôi mắt bạn như thế nào?

Thuốc lá và rượu bia là hai nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư, tim mạch mà nó còn ảnh hưởng tới mắt.

Giới trẻ có nguy cơ rối loạn tâm thần vì thuốc lá điện tử

Tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân là người trẻ tới khám vì các rối loạn tâm lý, trong đó có nguyên nhân do thuốc lá điện tử.

Chuyên gia cảnh báo hút thuốc tăng nguy cơ tâm thần

Theo các chuyên gia y tế, thành phần nicotin gây nghiện và nó điều khiển bộ não người hút, thiếu nicotin sẽ khiến họ cáu gắt, mất tập trung.

Hoại tử ngón tay, suy thận do thuốc lá

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều nguyên nhân gây nguy cơ suy thận, một trong số đó là do hút thuốc lá.

Hút thử thuốc lá điện tử, thiếu nữ hôn mê, nguy cơ tử vong

Bệnh nhân nữ 14 tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê, kích thích nhiều, tím tái, đồng tử giãn, nguy cơ suy hô hấp và tử vong cao sau khi hút thử thuốc lá điện tử bạn cho.

Đang cập nhật dữ liệu !