Ngày 20/9: Có 8.681 ca mắc COVID-19, 6.821 bệnh nhân khỏi

Bản tin dịch COVID-19 ngày 20/9 của Bộ Y tế cho biết có 8.681 ca mắc mới, thấp hơn hôm qua gần 1.360 ca. TP HCM vẫn nhiều nhất với 5.171 ca, tiếp sau là Bình Dương với 1.410 ca. Trong ngày có 6.821 bệnh nhân khỏi.

Cụ thể về 8 loại vắc xin phòng Covid-19 đã được cấp phép tại Việt Nam

Cụ thể về 8 loại vắc xin phòng Covid-19 đã được cấp phép tại Việt Nam

Các loại vắc xin được phê duyệt sử dụng hiện nay gồm: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vắc xin Spikevax (Tên khác là Moderna), vắc xin Janssen, vắc xin Hayat-Vax và vắc xin Abdala.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

Thông tin các ca nhiễm mới:

- Tính từ 17h ngày 19/9 đến 17h ngày 20/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.681 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 8.668 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.357 ca so với ngày trước đó và là mức thấp nhất trong 01 tháng trở lại đây) tại 38 tỉnh, thành phố (có 6.154 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM(5.171), Bình Dương (1.410), Đồng Nai (869), Long An (268), Tiền Giang (211), Kiên Giang (175), Đắk Lắk (113), An Giang (100), Cần Thơ (48), Quảng Bình (35), Tây Ninh (32), Bình Thuận (28), Đắk Nông (27), Bình Định (23), Khánh Hòa (19), Đồng Tháp (19), Quảng Ngãi (16), Phú Yên (15), Hậu Giang (10), Cà Mau (10),

Hà Nội (9), Ninh Thuận (9), Bạc Liêu (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bình Phước (5), Thừa Thiên Huế (5), Sóc Trăng (5), Vĩnh Long (4), Hà Nam (3), Đà Nẵng (3), Quảng Nam (3), Thanh Hóa (2), Trà Vinh (1), Lâm Đồng (1), Bến Tre (1), Quảng Trị (1), Gia Lai (1), Bắc Ninh (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-922), TP. Hồ Chí Minh (-325), An Giang (-187).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (113), Tiền Giang (109), Kiên Giang (24).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.160 ca/ngày.

{keywords}
 

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 695.744 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.070 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 691.285 ca, trong đó có 459.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định.

+ Có 06 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Giang, Hà Tĩnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (341.699), Bình Dương (179.705), Đồng Nai (40.842), Long An (30.596), Tiền Giang (13.270).

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến tối ngày 20/9:

- Cả thế giới có 229.354.842 ca nhiễm, trong đó 206.016.124 khỏi bệnh; 4.706.873 tử vong và 18.631.845 đang điều trị (98.784 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 87.542 ca, tử vong tăng 1.772 ca.

- Châu Âu tăng 26.994 ca; Bắc Mỹ tăng 5.360 ca; Nam Mỹ tăng 150 ca; châu Á tăng 51.886 ca; châu Phi tăng 1.553 ca; châu Đại Dương tăng 1.599 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 34.200 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.932 ca, Thái Lan tăng 12.709 ca, Philippines tăng 18.937 ca, Cambuchia tăng 622 ca.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.821

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 464.326

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.521 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.473

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 854

- Thở máy không xâm lấn: 399

- Thở máy xâm lấn: 766

- ECMO: 29

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 215 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (163), Bình Dương (36), Bình Thuận (3), Long An (3), Kiên Giang (3), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bạc Liêu (1), An Giang (1), Nghệ An (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 234 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.305 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 195.451 xét nghiệm cho 413.463 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.837.201 mẫu cho 48.910.225 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 19/9 có 432.575 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccien đã được tiêm là 34.553.590 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.913.529 liều, tiêm mũi 2 là 6.640.061 liều.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Quán triệt công tác xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội (Công điện số 1436/CĐ-BYT ngày 19/9/2021 của Bộ Y tế).

- Tiếp tục xây dựng hướng dẫn "Thích ứng an toàn với dịch COVID-19" tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dựa theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, tham khảo kế hoạch, lộ trình mở cửa trở lại của các nước trên thế giới và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

- Rà soát, xây dựng dự thảo đề cương "Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19 trong tình hình mới".

- TP HCM: Thành phố có 2.311.566 hộ dân, trong đó 401.234 hộ dân thuộc vùng đỏ, 181.213 hộ dân thuộc vùng cam. Tiến độ xét nghiệm test nhanh vòng 4 của vùng đỏ và vùng cam là 100%. Tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính là 1,1%. 

Tiến độ xét nghiệm test nhanh vòng 5 của vùng đỏ và vùng cam là 49% (trong đó, vùng đỏ là 55%, vùng cam là 43%). Tỉ lệ kết quả xét nghiệm dương tính là 1,0%.

- TP. Hà Nội: yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lắp đặt cảnh báo phòng chống dịch ở mức cao nhất. 

Các cơ sở tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, các cơ sở phải tăng cường chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc người bệnh, nhân viên y tế có biểu hiện nghi ngờ (ho, sốt, khó thở, biểu hiện cúm…).

- Tỉnh Thanh Hóa: Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh, Sở Y tế, Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 đã tiến hành dỡ phong tỏa một phần Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, từng bước đưa bệnh viện trở về trạng thái hoạt động "bình thường mới". 

Sau 21 ngày tiến hành phong tỏa toàn bộ Bệnh viện để phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác phòng, chống dịch. Đến nay tình hình dịch COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cơ bản đã được kiểm soát; hiện còn tòa nhà A9 ở mức nguy cơ cao", tòa nhà B4, H4 ở mức "nguy cơ".

Những ám ảnh của bác sĩ điều trị Covid-19 cho bệnh nhân ung bướu

Những ám ảnh của bác sĩ điều trị Covid-19 cho bệnh nhân ung bướu

Bệnh viện dã chiến số 1 Thành phố Thủ Đức đặt tại chung cư Bình Minh, nơi đây đang tiếp nhận điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư mắc Covid-19.

Theo suckhoedoisong.vn

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !