Mỹ - ASEAN xây dựng quan hệ đối tác trong lĩnh vực bảo vệ tài sản văn hóa

Mỹ - ASEAN xây dựng quan hệ đối tác trong lĩnh vực bảo vệ tài sản văn hóa để ngăn chặn nạn đánh cắp và buôn lậu di sản, cũng như trả về nơi xuất xứ.

Trong gần 25 năm, kể từ khi thực hiện hành động khẩn cấp để bảo vệ các tài sản văn hóa Campuchia khỏi nạn cướp bóc vào năm 1999, Mỹ đã làm việc với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để bảo vệ và trả lại các tài sản văn hóa. Thông qua quan hệ hợp tác, Mỹ đã trao trả hơn 100 hiện vật cho Campuchia kể từ năm 2003, và năm nay đã trao trả thêm các hiện vật văn hóa bị cướp bóc và đánh cắp cho Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Từ ngày 4 - 8/9, Trung tâm Di sản Văn hóa (CHC) của Cục Văn hóa và Giáo dục (ECA) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã tham gia hội nghị quốc tế mang tên "Ngăn chặn Buôn bán Bất hợp pháp Tài sản Văn hóa - Quan điểm của ASEAN" do chính phủ Campuchia và tổ chức phi chính phủ Liên minh Cổ vật có trụ sở tại Mỹ tổ chức. 

 Mỹ - ASEAN hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ tài sản văn hóa. (Ảnh: CHC)

Hội nghị diễn ra tại thành phố Siem Reap của Campuchia có sự tham gia của 200 đại biểu cấp cao bao gồm quan chức ASEAN và đại diện từ các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Các bên đã thảo luận về những xu hướng và thực tiễn tốt nhất trong việc bảo vệ tài sản văn hóa.

Phát biểu tại Phiên họp toàn thể quốc tế của hội nghị, Giám đốc CHC Eric Catalfamo nhấn mạnh nhu cầu cấp bách về hợp tác quốc tế để bảo vệ di sản trước những mối đe dọa từ khủng hoảng chính trị, kinh tế và biến đổi khí hậu.

“Công tác bảo vệ tài sản văn hóa còn trở nên cấp bách hơn trong thời kỳ khủng hoảng, giống như những gì chúng ta phải đối mặt khi mà sự gián đoạn kinh tế do đại dịch Covid-19 làm thúc đẩy nạn buôn bán tài sản văn hóa. Các di sản văn hóa cũng đang bị đe dọa bởi biến động chính trị ở những nơi như Afghanistan và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine”, ông Catalfamo nói. 

Cũng theo ông Catalfamo, lợi ích của việc ký kết các thỏa thuận về tài sản văn hóa song phương với Mỹ sẽ cho phép thiết lập lệnh hạn chế nhập khẩu để ngăn chặn các đồ vật bị đánh cắp xâm nhập vào Mỹ. Các thỏa thuận về tài sản văn hóa, đồng thời ngăn chặn các tổ chức tội phạm thu lợi bất chính từ việc buôn bán tài sản văn hóa bị đánh cắp, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả lại các tài sản văn hóa bị cướp bóc và đánh cắp từ Mỹ về quốc gia xuất xứ, và cung cấp các khuôn khổ để tăng cường hợp tác quốc tế.

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Campuchia Prak Sokhonn cũng đã nhấn mạnh vai trò của Hiệp định Tài sản Văn hóa Mỹ - Campuchia trong việc mang các kho báu lịch sử trở lại Campuchia.

Phó Thủ tướng Sokhonn nhấn mạnh “Chúng tôi cảm ơn các đối tác quốc tế mà đặc biệt là Mỹ đã giúp lấy lại những cổ vật bị đánh cắp, ngăn chặn tình trạng buôn lậu và trả lại kho tàng văn hóa cho Campuchia". 

Mỹ sử dụng các thỏa thuận về tài sản văn hóa với 25 quốc gia để thúc đẩy thị trường nghệ thuật trong sạch tại Mỹ, và hỗ trợ các nước khác bảo vệ di sản văn hóa quốc gia. Các thỏa thuận giúp hạn chế nhập khẩu những tài sản văn hóa bị đánh cắp xâm nhập vào Mỹ, đồng thời khuyến khích việc chia sẻ hợp pháp tài sản văn hóa cho mục đích khoa học, văn hóa và giáo dục để công chúng, các viện bảo tàng và các nhà nghiên cứu Mỹ có thêm cơ hội tìm hiểu lịch sử và văn hóa của quốc gia đối tác.

Về công tác bảo tồn di sản, như tại Việt Nam, Quỹ Bảo tồn Di sản Văn hóa của Đại sứ Mỹ (AFCP) trong 20 năm qua đã hỗ trợ cho 16 dự án bảo vệ di sản ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, 16 bảo tàng, di tích, cơ quan văn hóa đã nhận được sự hỗ trợ tài chính lên tới 1.246.775 USD từ Quỹ AFCP. Trong số này có 5 di tích, 2 di sản văn hóa phi vật thể và hàng trăm hiện vật và tác phẩm nghệ thuật đã được bảo tồn và phát huy giá trị.

Kể từ năm 2001, Qũy AFCP đã hỗ trợ cho hơn 1.000 dự án bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa trên toàn cầu của hơn 650 cộng đồng và 133 quốc gia.

Minh Thu 

ASEAN – điểm sáng kinh tế toàn cầu năm 2023

Các nền kinh tế chủ chốt của ASEAN sẽ nằm trong số ít các nền kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 tới.

Làm "cao tốc" cho thương mại số khu vực ASEAN

Thương mại số trong ASEAN dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thời gian tới.

ASEAN thúc đẩy quá trình bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch TMĐT

Các nước ASEAN đang thảo luận xây dựng Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực.

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022

Liên hoan Âm nhạc ASEAN - 2022 đã bế mạc vào tối ngày 24/12 cùng lễ trao giải cho các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ giành giải.

Chủ tịch nước: "Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN”

ASEAN đoàn kết đã đứng vững, trưởng thành vượt bậc, ngày càng vững mạnh, uy tín lên cao, vai trò trung tâm và hình ảnh trên trường quốc tế được khẳng định. Đó là thành quả của sự hợp tác, chung tay của từng thành viên trong cộng đồng ASEAN.

Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với ASEAN

Đó là khẳng định của tân Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 11 năm thành lập trung tâm này vào ngày 23/12 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quảng bá nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trước thềm kỷ niệm 50 năm quan hệ Nhật Bản - ASEAN

Sự kiện 'Trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nhật Bản' được tổ chức trước thềm kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

Trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Một trang web đặc biệt kỷ niệm 50 năm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN - Nhật Bản vào năm 2023 đã được Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) cho ra mắt.

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc tiếp tục phát hành video quảng bá du lịch 4 nước ASEAN gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022

Lễ khai mạc Liên hoan Âm nhạc ASEAN 2022 đã chính thức diễn ra vào tối ngày 19/12 tại thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !