Luân chuyển thêm 50.000 quân tới biên giới sát Trung Quốc, Ấn Độ toan tính điều gì?

Ấn Độ được cho đưa thêm 50.000 quân tới biên giới sát Trung Quốc để tăng cường đối phó trong vấn đề tranh chấp chủ quyền. 

Với việc có thêm nhiều binh sĩ Trung - Ấn triển khai tuần tra dọc biên giới tranh chấp, nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự do hiểu nhầm ngày càng gia tăng.

Theo Bloomberg, Ấn Độ đã tái luân chuyển ít nhất 50.000 binh sĩ tới các vùng biên giới sát Trung Quốc. Động thái mang tính phòng thủ lịch sử của Ấn Độ được cho là nhằm tăng sức đối phó với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

{keywords}
Ấn Độ được cho đã luân chuyển 50.000 quân tới biên giới sát Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Dù Trung – Ấn từng rơi vào chiến tranh biên giới trên dãy Himalaya vào năm 1962, nhưng lâu nay Ấn Độ vẫn xem Pakistan là mối đe dọa chính. Song kể từ sau vụ đụng độ biên giới đẫm máu ở bang Ladakh hồi tháng 6/2020 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc thiệt mạng, chính quyền của Tổng thống Narendra Modi đã tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với Pakistan để chú trọng vào đối phó với Trung Quốc. Trong vụ đụng độ này, Ấn Độ còn mất quyền kiểm soát khoảng 300 km2 đất dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc.

Điển hình, trong những tháng qua, Ấn Độ đã di chuyển binh sĩ và các phi đội chiến đấu cơ tới 3 quận nằm dọc biên giới với Trung Quốc, Bloomberg dẫn lời 4 nguồn tin cho hay. Hai nguồn tin cho biết, Ấn Độ hiện duy trì sự hiện diện của 20.000 binh sĩ ở vùng biên giới. Con số này tăng hơn 40% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ và phát ngôn viên của Văn phòng Thủ tướng Modi ở New Delhi đều từ chối xác thực thông tin trên.

Một nguồn tin nhấn mạnh thêm, trước đây sự hiện diện của quân đội Trung Quốc là nhằm ngăn chặn các động thái từ phía Trung Quốc. Song việc tái điều động 50.000 binh sĩ sẽ giúp các tướng chỉ huy Ấn Độ có thêm lựa chọn tấn công hoặc chiếm phần lãnh thổ của Trung Quốc nếu cần thiết. Đây là một phần trong chiến lược “phòng thủ tấn công” của Ấn Độ. Nhiều bằng chứng đã cho thấy dấu vết để lại của các trực thăng Ấn Độ vận chuyển binh sĩ và pháo từ thung lũng này sang thung lũng khác.  

Trong khi đó, không rõ có bao nhiêu binh sĩ Trung Quốc đang hoạt động ở biên giới sát Ấn Độ. Mới đây, theo hai nguồn tin, Ấn Độ đã phát hiện quân đội Trung Quốc di chuyển thêm binh sĩ từ Tây Tạng tới Quân khu Tây Tạng, đơn vị chịu trách nhiệm tuần tra dọc các khu vực tranh chấp trên dãy Himalaya. Trung Quốc còn xây thêm các tòa nhà sân bay, boongke có mái tránh bom để lưu trữ dàn chiến đấu cơ, cùng các đường băng mới dọc biên giới tranh chấp ở Tây Tạng. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn đưa thêm các pháo tầm xa, xe tăng, trung đoàn tên lửa và dàn chiến đấu cơ 2 động cơ tới vùng biên giới tranh chấp.

Khi được hỏi về thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “không bình luận về những thông tin chưa được kiểm chứng”.

Nguy cơ đụng độ đẫm máu gia tăng 

Mối lo về nguy cơ hiểu lầm dẫn tới xung đột đẫm máu ngày càng hiện hữu ở khu vực dọc biên giới tranh chấp Trung - Ấn. Dù giới chức quân sự và ngoại giao Trung - Ấn đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán nhưng tiến trình giải quyết tranh chấp biên giới giữa hai nước mới chỉ thu về kết quả khiêm tốn.

“Có thêm binh sĩ ở biên giới mỗi bên làm tăng nguy cơ đụng độ nếu như các nghị định thư giải quyết căng thẳng bị phá vỡ. Cả hai bên dường như đều tăng mạnh tuần suất tuần tra dọc biên giới. Chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và dẫn tới những hậu quả không thể đoán trước được”, Trung tướng D. S. Hooda của quân đội Ấn Độ nhấn mạnh.

Còn theo 3 nguồn tin, bang Ladakh, nơi chứng kiến một số vụ đụng độ của binh sĩ Trung - Ấn trong năm ngoái, hiện có số lượng binh sĩ Ấn Độ lớn nhất từ trước tới nay với khoảng 20.000 người. Sự hiện diện số lượng lớn như vậy cho thấy, Ấn Độ muốn có thêm lực lượng chiến đấu trên các khu vực núi cao ở dãy Himalaya.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng duy trì năng lực phòng thủ dọc cao nguyên Tây Tạng gần bang Ladakh. Đây là nơi tập trung đông dân cư, các binh sĩ chính quy Ấn Độ được trang bị súng máy và còn có sự hỗ trợ của các lực lượng bán quân sự.

Còn ở bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ đã cho tăng cường thêm các chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất và trang bị các tên lửa tầm xa để hỗ trợ lực lượng dưới mặt đất làm nhiệm vụ.

Chưa hết, hải quân Ấn Độ còn cho điều động thêm các tàu chiến tới những vùng biển quan trọng và kéo dài thời gian làm nhiệm vụ trên biển. Một quan chức giấu tên của hải quân Ấn Độ cho hay, một phần mục đích là nghiên cứu dòng chảy thương mại và năng lượng ra vào Trung Quốc.

Giữa lúc bị đại dịch Covid-19 tấn công và nền kinh tế tuột dốc do ảnh hưởng của đại dịch, chính quyền của Thủ tướng Modi chuyển hướng tăng cường quan hệ hợp tác an ninh với “Bộ Tứ Kim Cương” gồm Mỹ, Nhật Bản và Australia để tăng khả năng đối phó với Trung Quốc.

“Cuộc khủng hoảng trong năm ngoái đã khiến các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đưa ra nhận định Trung Quốc chính là thách thức chiến lược lớn nhất đối với nước này trong tương lai, và từ đó New Delhi chuyển hướng tập trung khỏi Pakistan. Điều này sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn về địa chính trị của khu vực”, ông Sushant Singh, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách cho hay.

Dù New Delhi đã thay đổi chiến lược và tăng cường điều động quân đội, song ông Sana Hashmi, nhà nghiên cứu tại Qũy Giao lưu Đài Loan – châu Á ở Đài Bắc, cho rằng Trung Quốc hiện vẫn chiếm ưu thế ở dọc biên giới với Ấn Độ.

“Sự bất đối xứng về kinh tế và quân sự vẫn tồn tại giữa Trung - Ấn. Ấn Độ còn một chặng đường dài để bắt kịp Trung Quốc”, ông Hashmi kết luận.

Trung Quốc ‘tăng tốc’ tập trận ở biên giới tranh chấp với Ấn Độ

Trung Quốc ‘tăng tốc’ tập trận ở biên giới tranh chấp với Ấn Độ

Trung Quốc đang tăng cường tập trận ở biên giới tranh chấp với Ấn Độ, sau khi nhiều sự kiện bị hoãn vào năm ngoái do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !