TQ thử vũ khí gì trước kỷ niệm 1 năm xung đột biên giới đẫm máu với Ấn Độ?

Trung Quốc được cho thử nghiệm hoạt động của máy bay ném bom tàng hình H-20 trước lễ kỷ niệm 1 năm xung đột biên giới đẫm máu với Ấn Độ. 

Năm 2020 chứng kiến mối quan hệ giữa Trung - Ấn trở nên vô cùng căng thẳng liên quan tới vấn đề tranh chấp biên giới. Theo đó, căng thẳng tranh chấp biên giới Trung - Ấn nằm dọc Đường Kiểm soát thực tế (LAC) bùng phát kể từ tháng 6/2020, sau vụ đụng độ đẫm máu ở thung lũng Galwan thuộc bang Ladakh khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc tử vong trong 2 ngày 15 - 16/6.

Đây được xem là cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ tranh chấp kéo dài 70 ngày tại cao nguyên Doklam hồi năm 2017. LAC nằm giữa khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát. 

{keywords}
Trung Quốc được cho thử nghiệm máy bay ném bom tàng hình chiến lược H-20 trước kỷ niệm 1 năm xung đột biên giới đẫm máu với Ấn Độ. (Ảnh: CCTV)

Trước lễ kỷ niệm 1 năm bùng nổ cuộc xung đột đẫm máu, quân đội Trung Quốc đã có thêm động thái ở khu vực tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ.

Cụ thể, hôm 14/6, tờ The Hindu dẫn các nguồn tin tình báo nước này cho hay, quân đội Trung Quốc đã cho xây thêm nhiều cơ sở bao gồm hoạt động thường trực và tạm thời ở loạt khu vực như Rudok, Kangxiwar, Gyantse và Golmud ở bang Ladakh.

“Hoạt động xây dựng các bệnh viện dã chiến và mua thêm nhiều thiết bị di chuyển trên tuyết của quân đội Trung Quốc cho thấy họ đang chuẩn bị cho hoạt động mùa đông dài ngày ở các chốt quân sự”, nguồn tin nhấn mạnh.

Các bản báo cáo tình báo của Ấn Độ cũng cho hay, Trung Quốc đang tiến hành những bài thử nghiệm cuối cùng đối với các oanh tạc cơ tàng hình chiến lược H-20 tại căn cứ không quân Hotan nằm cách đèo Karakoram 250 km về phía đông bắc và cách khu vực Finger 4 ở hồ Pangong Tso thuộc bang Ladakh 380 km.

Theo một số nguồn tin, oanh tạc cơ H-20 được trang bị các tên lửa thông thường và mang đầu đạn hạt nhân. Trọng lượng cất cánh tối đa là từ 200 tấn và tải trọng 45 tấn, đạt tốc độ dưới ngưỡng tốc độ âm thanh và có thể bắn 4 tên lửa hành trình bội siêu thanh.

Các chuyên gia phân tích quốc phòng nghi ngờ quân đội Trung Quốc sẽ cho triển khai các máy bay ném bom H-20 tới gần biên giới tranh chấp Ladakh để đối phó với sức mạnh không quân của Ấn Độ, sau khi New Delhi đặt mua các chiến đấu cơ Rafale của Pháp.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh hiện tỏ ra khá thận trọng khi công khai nhắc tới “các vấn đề còn tồn tại” với Trung Quốc, dù các nguồn tin tình báo cho thấy nhiều khu vực mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền ở bang Ladakh như cao nguyên Depsang, thung lũng sông Kugrang nằm sát Hot Springs - Gogra và Charding Nala ở phía nam Demchok vẫn đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng.

“Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh về việc hoàn thành quá trình rút quân khỏi các khu vực trên để mở đường cho 2 bên hạ nhiệt căng thẳng và đảm bảo khôi phục hoàn toàn nền hòa bình và sự minh bạch, cũng như tạo sự đột phá trong các mối quan hệ song phương”, ông Arindam Bagchi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố hồi tuần trước.

Sau vụ đụng độ đẫm máu vào tháng 6/2020, quân đội Trung - Ấn đã đồng thuận rút quân dọc bờ sông Pangong vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, hoạt động rút quân của hai bên đã bị đình trệ sau vài vòng đám phán ngoại giao và quân sự thất bại để đạt được sự nhân nhượng ở những địa điểm mang tính chiến lược như cao nguyên Depsang, Gogra và Hot Springs.

Vì sao thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ lại gây ảnh hưởng khắp thế giới?

Vì sao thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ lại gây ảnh hưởng khắp thế giới?

Thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ đang gây ảnh hưởng lớn tới thế giới nhất là đối với các ngành như dệt may, vận tải biển, dược phẩm và vắc-xin. 

Minh Thu (lược dịch)

Quan chức cho hút hơn 2 triệu lít nước để tìm điện thoại bị đình chỉ công tác

ẤN ĐỘ - Vị quan chức cho hút hàng triệu lít nước trong hồ chứa để tìm lại chiếc điện thoại đánh rơi ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị đình chỉ công tác.

Mỹ đạt được thỏa thuận sơ bộ tránh vỡ nợ

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được 'thỏa thuận về nguyên tắc' để tăng trần nợ công, chấm dứt thế bế tắc kéo dài nhiều tháng qua.

Hành khách mở cửa máy bay Hàn Quốc trên không vì ‘ngột ngạt’

Theo cơ quan cảnh sát Hàn Quốc, lý do hành khách nam mở cửa thoát hiểm máy bay Asiana Airlines giữa lúc hạ cánh hôm 26/5 vì “cảm thấy ngột ngạt và muốn xuống nhanh”.

Túi đầy tiền, tỷ phú ChatGPT vẫn thích di chuyển bằng taxi loại rẻ

Sam Altman, tỷ phú đồng sáng lập OpenAI - công ty phát triển ChatGPT, không sử dụng taxi UberBlack mà thích dùng taxi loại rẻ hơn là UberX vì nó tiết kiệm chi phí hơn.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ lên tiếng về việc nâng trần nợ công

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết, Mỹ đang tiến gần đến một thỏa thuận để tránh tình trạng vỡ nợ.

Bầu cử Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ bước vào vòng hai

Hôm nay (28/5), vòng bầu cử Tổng thống thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tổ chức, với hai ứng viên là đương kim Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và ông Kemal Kilicdaroglu.

Siêu bão mạnh nhất thế giới 3 năm qua sắp đổ bộ Philippines

Siêu bão Mawar (tên địa phương là Betty) đã tiến vào vùng biển Philippines.

Mức độ tin tưởng của dân Nga với Tổng thống Putin tăng lên 80%

Theo kết quả một cuộc khảo sát được Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga tiến hành từ 15-21/5, mức độ tin tưởng của người dân nước này đối với Tổng thống Vladimir Putin là 80%.

Hành khách đi máy bay đối mặt án tù 20 năm vì tội buôn lậu chim vào Mỹ

Vận chuyển lậu 29 quả trứng chim tới sân bay Mỹ và bị phát hiện, nam hành khách hiện đối mặt với bản án 20 năm tù giam.

Người lạ mặt trà trộn vào đoàn hộ tống, ôm chặt Thủ tướng Đức

Cảnh sát Đức phải xấu hổ sau khi một người lạ mặt trà trộn vào đoàn hộ tống của Thủ tướng Olaf Schloz rồi dành cho nhà lãnh đạo này một cái ôm nồng nhiệt khi ông đang chuẩn bị lên máy bay tại sân bay Frankfurt.

Đang cập nhật dữ liệu !