Ký ức khốn khổ của nữ sinh bị mẹ ép học tiếng Anh

Tôi hiện là nữ sinh lớp 11 tại một trường công lập bình thường. Trước đây, tôi đã phải trải qua những ký ức không vui suốt thời gian học cấp 1 và cấp 2 vì bị mẹ ép học tiếng Anh.

Nhớ lại 5 năm học tiểu học, năm nào tôi cũng là học sinh giỏi, đặc biệt tôi thường được thầy giáo khen ngợi học tốt môn tiếng Anh.

Thế nên năm lên lớp 6, tôi được mẹ xin cho vào một lớp chuyên tiếng Anh, trong lớp có nhiều bạn giỏi hơn tôi. Với tâm thế “không được phép học kém hơn bạn”, tôi mải miết học hành ngày đêm, thường xuyên thèm ngủ nên tới lớp cứ đờ đẫn như người mất hồn.

Quãng thời gian đó chính là quãng thời gian khủng hoảng của tôi. Một buổi chiều mẹ đi họp phụ huynh về, biết tôi sa sút thành tích học tập, mẹ nổi giận nghi ngút mắng chửi: “Mày có muốn tao tống cổ mày ra khỏi nhà không, vất vả nuôi mày ăn học mà mày học hành thế à”. Kèm theo sau là một cái tát trời giáng.

Tối đó mẹ còn bắt tôi đứng úp mặt vào góc tường, không được ăn tối và bắt tôi hứa học kỳ tới sẽ lấy lại phong độ học tập, đặc biệt là môn tiếng Anh.

Khi đó, kỳ thực, trong tâm trí tôi ngán đến tận cổ môn học này dù ai cũng nói tôi có “khiếu” tiếng Anh.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tôi còn nhớ, từ hồi học mầm non, mẹ đã tha lôi tôi đi hết trung tâm tiếng Anh này đến nhà thầy cô nổi tiếng khác để học ngoại ngữ, thậm chí mẹ còn thuê gia sư về dạy tiếng Anh cho tôi vào buổi tối. Tình trạng kéo dài tới các năm học tiểu học khiến cuộc sống suốt mấy năm liền của tôi đều quanh quẩn với việc học tiếng Anh.

Mẹ tôi luôn tâm niệm rằng tôi phải trở thành công dân toàn cầu, nếu không học tiếng Anh thì sau này lớn lên tôi sẽ chẳng làm được công việc gì danh giá.

Việc học thêm của tôi không có gì ngoài ngoại ngữ. Có lần tôi nói với mẹ rằng mình rất thích học vẽ nhưng mẹ bỏ ngoài tai, bảo là vẽ vời là việc lông bông. Hồi lớp 2, ông nội tặng tôi hộp bút vẽ, màu nước và tập giấy vẽ nhân dịp sinh nhật. Tôi mừng rơn, đi học về là vẽ. Thấy thế, mẹ tôi mắng mỏ rồi xé hết giấy vẽ, ném hết bút vào thùng rác.

Với mẹ tôi, chỉ có học tiếng Anh thì tôi mới có tiền đồ. Tôi nhẫn nhịn và chạy theo guồng đua do mẹ vạch ra, nhưng đến khi lên cấp 2 thì tôi lại ghét cay ghét đắng môn tiếng Anh. Tôi cho rằng vì nó mà tôi không được học vẽ, vì suốt ngày đi học thêm tiếng Anh nên không được đi chơi đây đó như những đứa bạn hàng xóm. Cứ nghĩ đến việc học từ vựng tiếng Anh, nghe giao tiếp tiếng Anh, làm bài tập tiếng Anh... là tôi phát khùng lên.

Đã vậy, mẹ lại hay khoe khoang với mọi người rằng: "Con bé nhà em thích học tiếng Anh lắm, học ngày học đêm, có hôm bảo nó ngủ sớm đi mà không chịu, năm vừa rồi vừa giành giải nhất thi Toán – tiếng Anh…".

Tôi nghe những lời ấy mà trong lòng chỉ muốn hét lên “Toàn là mẹ bắt con học đó chứ, con đâu có thích tiếng Anh đâu”. Dần dà tôi chán nản, sợ cảnh tan học về nhà đối diện với mẹ.

Kỳ 2 năm lớp 7, tôi phản kháng việc đi học tiếng Anh bằng cách tự ý bỏ tiết tại trung tâm ngoại ngữ. Hậu quả là tôi bị mẹ phát hiện và ăn một cái tát ngay ngoài đường đông người qua lại.

Như thể bao nhiêu uất ức dồn nén được dịp bung ra, tôi khóc rất nhiều rồi chạy sang nhà ông nội. Chưa cần mẹ cấm ăn cơm tôi đã nhịn ăn.

Hôm sau, nghe lời ông bà khuyên nhủ tôi vẫn đến lớp tiếng Anh theo ý muốn của mẹ nhưng tinh thần uể oải, học không vào đầu 1 chữ nào.

Cuối năm thành tích học tập của tôi lại thê thảm. Mẹ lại đánh tôi. Khi đó tôi sợ quá, ú ớ không biết nói gì, không cử động được, co ro và run rẩy…

Lần này, bố tôi đã lên tiếng can thiệp vào việc mà mẹ tôi vốn đã phân chia không có “phận sự” của bố. Bố cho rằng mẹ đã quá áp đặt chuyện học hành của tôi, nhất là ép tôi học tiếng Anh cho bằng được. Bố dẫn chứng rất nhiều gương học sinh vì áp lực học hành mà bỏ nhà ra đi, rồi gặp chuyện này chuyện kia.

Cuối cùng mẹ chịu “tha” cho tôi bằng việc cho chuyển trường vào đầu năm lớp 8. Tôi cũng không phải đi học tiếng Anh ở trung tâm nữa, chỉ phải học theo môn trên lớp. Cuối tuần, tôi được bố đưa đi học vẽ một buổi ở trung tâm văn hóa thanh thiếu nhi.

Đến giờ khi là học sinh THPT, tôi đã lấy lại cân bằng trong học tập, cũng không còn quá ghét môn tiếng Anh nữa. Tôi vẫn theo đuổi đam mê học vẽ của mình, tôi muốn sau này được học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp để trở thành một nhà thiết kế trong tương lai.

Bạn đọc Hương Anh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !