Cho trẻ làm quen tiếng Anh từ 3 tuổi: Trường mầm non "trắng" giáo viên ngoại ngữ, chất lượng ai chịu?

Đó là một trong những trăn trở của phụ huynh khi biết Bộ GD&ĐT đang có dự thảo Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.

Phụ huynh lo đầu tiên là… tiền đâu?

Quanh năm làm nông nghiệp nhưng vợ chồng anh Nguyễn Minh Ngọc (Thái Bình) luôn có niềm khao khát cho con được tiếp xúc với tiếng Anh sớm để sau này có thể “bằng bạn, bằng bè”.

Tuy nhiên, vợ chồng anh Ngọc cũng băn khoăn về vấn đề học phí cho con học tiếng Anh. “Hiện nay 2 đứa con tôi, một cháu 3 tuổi và 1 cháu 5 tuổi, đang học mầm non, chi phí cả tháng chỉ có mấy trăm nghìn.

Tôi nghe nói, sắp tới nhà trường sẽ liên kết với trung tâm ngoại ngữ đưa tiếng Anh dạy cho trẻ nhưng chúng tôi phải đóng thêm mấy trăm nghìn một tháng. Số tiền ấy với người dân nông thôn chúng tôi không phải là nhỏ”, anh Ngọc tâm sự.

Cô Ngô Thị Linh - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Tân (Thái Bình) cho hay: “Tôi cũng mong học sinh của mình sớm được tiếp cận với tiếng Anh nhưng hiện nay khó khăn lớn nhất là không có giáo viên cơ hữu cho môn tiếng Anh.

Còn việc liên kết với trung tâm dạy tiếng Anh thì chưa có chủ trương của lãnh đạo. Kể cả có chủ trương thì khả năng thực hiện được cũng khó vì phụ huynh chủ yếu làm nghề nông, thu nhập rất thấp. Nếu nói phụ huynh cần đóng thêm tiền thì nhiều phụ huynh sẽ không cho con học”.

{keywords}
Không có giáo viên tiếng Anh, các trường buộc phải liên kết với trung tâm ngoại ngữ (ảnh minh họa)

Hàng loạt vấn đề kéo theo nếu chính thức ban hành thông tư

Ngoài góc độ kinh phí, chị Hà Anh Thư (Hà Nội) lại có trăn trở khác về việc đưa tiếng Anh vào trường mầm non: “Nhiều trẻ 3 tuổi còn rất khó khăn khi nói tiếng mẹ đẻ nên tôi không hiểu cho trẻ tiếp xúc sớm với tiếng Anh mang lại tác dụng gì hay chỉ làm cho chúng bị lẫn? Áp dụng đại trà hay phải phân loại đối tượng vì rõ ràng với những đứa trẻ hoạt ngôn thì dạy tiếng Anh sớm có thể là lợi thế và các trường tư thục hiện cũng đã dạy tiếng Anh cho trẻ sớm nhưng áp dụng đại trà, trẻ chậm nói thì việc tiếp xúc với tiếng Anh sẽ làm hạn chế năng lực của chúng.

Trước khi áp dụng chính thức việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh tôi mong Bộ GD&ĐT hãy nghiên cứu đến vấn đề giáo viên của mình hiện tại có đủ không, đã đáp ứng việc dạy tiếng Anh chưa…

Theo tôi biết hiện nay đa số các trường mầm non muốn dạy tiếng Anh đều phải liên kết với trung tâm ngoại ngữ và chi phí này do phụ huynh chịu.

Phụ huynh có thể bỏ tiền cho con học tiếng Anh nhưng chất lượng dạy của giáo viên trung tâm thì ai là người kiểm soát? Có mức thu cụ thể không hay cứ nở ra các loại hình dạy học rồi các trường dồn áp lực kinh phí lên vai phụ huynh?

Rồi dạy tiếng Anh với trẻ em vùng khó khăn thì sao?”.

Về vấn đề cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh, cô giáo Trương Thị Ngọc Bích – Hiệu trưởng Trường mầm non 10-10 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: “Hiện nay, giáo viên chính chuyên trách nhà trường còn rất khó tuyển và cũng không có biên chế giáo viên tiếng Anh.

Việc triển khai cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh thì quá tốt trong xu thế hội nhập. Hiện nay cơ sở vật chất của trường đáp ứng tốt cho việc dạy tiếng Anh nhưng chúng tôi lại gặp khó khăn về nhân lực.

Nếu thực hiện việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh giai đoạn đầu chỉ còn cách liên kết với trung tâm ngoại ngữ để có giáo viên. Nếu nhà nước không hỗ trợ thì đương nhiên phụ huynh phải đóng học phí khi con được học tiếng Anh.

Việc liên kết với trung tâm tiếng Anh cũng phải thực hiện theo đúng quy định về điều kiện phòng học, diện tích, thời gian phù hợp, chương trình qua kiểm duyệt”.

Phương án cho giáo viên chuyên trách hiện nay của trường đi học thêm, tập huấn cấp chứng chỉ cũng rất khó dạy được tiếng Anh vì dạy ngôn ngữ đặc thù là phải đúng, phải chuẩn nhất là khâu phát âm.

“Giáo viên mầm non tại trường hiện chỉ vừa đủ, tuyển rất khó mà giờ bảo các cô kiêm nhiệm thêm dạy tiếng Anh là điều không thể. Nếu cô đã không chuyên nghiệp, phát âm sai sẽ tạo hệ lụy rất lớn với các con sau này”, cô Bích trăn trở.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !