Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia Hà Nội có gì mới?
Không tổ chức thi Ngoại ngữ
Thông thi từ ĐHQGHN bắt đầu từ ngày 1/8-6/8, sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 2. Số thí sinh tham gia dự thi là 16.849 và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi tại 7 tỉnh thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng và Thái Nguyên.
PG.TS Nguyễn Kim Sơn trao đổi với báo chí sáng nay (1/8). |
Có tổng cộng 11 điểm thi trong đó có 5 điểm thi tại Hà Nội, 6 điểm thi còn lại ở Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên. Cách thức tổ chức, đánh giá, tính điểm giữ ổn định không thay đổi so với kỳ thi thứ nhất, nhưng có một số thay đổi về kỹ thuật để rút kinh nghiệm về khâu tổ chức sao cho tốt hơn.
Ông Nguyễn Kim Sơn – PGS.TS Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ những điểm khác biệt trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2: “Có một số thay đổi trong kỳ thi đó là thí sinh chỉ đăng ký dự thi qua hai hình thức: Internet và đến nộp trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội.
Qua thực tế đợt 1 đã có 70% thí sinh đăng ký qua mạng, trong đó có tỷ lệ lớn các em ở vùng sâu, vùng xa. Thời gian giữa các ca thi sáng và chiều tăng thêm 15 phút so với trước đây để thuận lợi cho công việc tổ chức thi. Trong đợt 2, Đại học Quốc gia không tổ chức đánh giá năng lực môn Ngoại ngữ”.
Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2 có 2 hình thức thi
“Đại học Quốc gia Hà Nội đã điều chỉnh phần mềm vừa tăng cường cảnh báo thí sinh và hạn chế việc để lại tác động không thuận lợi trong tổ chức làm bài của thí sinh. Sáng nay (1/8) ĐQGHN đã tổ chức thi Đà Nẵng, Vinh và Hải Phòng, tỷ lệ xấp xỉ 62% - so với đợt thi thứ nhất là thấp hơn. Tỷ lệ nhập học ảo, con số chính xác sẽ công bố ngày 20/8 cho từng ngành”, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1. |
Theo ông Sơn, về nguyên tắc trong thi đánh giá năng lực sẽ làm mới câu hỏi, không công bố. Chú ý những câu thí sinh tham gia đợt 1 nhớ một phần, tương đối hoặc thấp thoáng trên mạng xã hội. Nếu chỉ xuất hiện một phần sẽ đưa ra khỏi đề của trường.
Tuy nhiên trong lý thuyết khảo thí hiện đại thì thay bao nhiêu, kết nối đề giữa các đợt thi đảm bảo, độ khó cân bằng nhau, khi chúng tôi cho đề mẫu thì độ khó của đề thi mẫu và đề chính thức không lệch. Qua khảo sát một số bạn điểm thi trùng nhau hoặc chênh 1,2 điểm, khả năng cân bằng đề chính xác. Ví dụ thủ khoa 128 điểm có điểm thi thử là 126. Sơ suất chuyển ca thi thấp hơn.