Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đạt nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp khởi sắc, du lịch phục hồi nhanh, thu ngân sách tăng cao…

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2022 tại địa phương, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp khởi sắc, du lịch phục hồi nhanh, thu ngân sách tăng cao, thu hút đầu tư đạt khá...

Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 27.720 tỷ đồng, tăng 7,96% so với năm 2021. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,54%, đóng góp 6,18%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,41%, dịch vụ tăng 8,57%. Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá hiện hành) đạt trên 50.100 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 54,8 triệu đồng.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp có nhiều tín hiệu tích cực. Tính đến ngày 15/12/2022, toàn tỉnh có 769 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 2,5% so với cùng thời điểm năm trước. Số vốn đăng ký đạt 11.980 tỷ đồng, tăng 11,8%, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 207 doanh nghiệp, bằng cùng kỳ năm trước. 

Ước tính năm 2022, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 9,34% so với năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 48.323 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm. Doanh thu lưu trú năm 2022 ước đạt 447,5 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2021. Số lượt khách lưu trú năm 2022 đạt 1,3 triệu lượt khách, gấp 5,1 lần so với năm trước, trong đó số lượt khách quốc tế ngủ qua đêm đạt 29,5 nghìn lượt khách, gấp 4,7 lần so với năm 2021.

Doanh thu dịch vụ ăn uống năm 2022 ước đạt 4.115 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2021. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước đạt 351,2 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2021. Số lượt khách du lịch lữ hành năm 2022 đạt 541.022 lượt khách, gấp 5,1 lần so với năm trước, trong đó số lượt khách quốc tế đạt 26.130 lượt khách, gấp 6,4 lần so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 ước thực hiện hơn 8.000 tỷ đồng, chi ngân sách Nhà nước ước thực hiện hơn 15.115 tỷ đồng.

Ước tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 21.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% so với năm 2021. Sức khoẻ nhân dân được quan tâm, chăm sóc; hoạt động văn hoá, thể thao đạt được nhiều kết quả tích cực...

Tính đến thời điểm 20/12/2022, toàn tỉnh có 259/563 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 46%; kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022, toàn tỉnh có 96,96% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT...

Báo cáo của Sở Công Thương cũng cho thấy nhiều “điểm sáng” trong “bức tranh toàn cảnh” kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình.

“Năm 2022, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã phát huy hiệu quả”, báo cáo của Sở Công Thương nhận định.

Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp đã thích ứng với trạng thái bình thường mới, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,7% so với năm 2021, trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 14%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 70,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,9%.

Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 55.068 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2021, đạt 104,6% kế hoạch năm 2022. Trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 48.324 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2021.

Công tác xúc tiến đầu tư và triển khai các dự án phát triển công nghiệp, hạ tầng thương mại, đóng góp ngân sách, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực… được ngành Công thương chú trọng triển khai nghiêm túc, hiệu quả.

Năm 2023, Sở Công Thương đặt mục tiêu: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,5%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16.860 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 62.074 tỷ đồng, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 54.374 tỷ đồng...

Xuân Bách

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !