Nhiễm chủng Omicron test nhanh lên '2 vạch' là sắp khỏi?

Có triệu chứng rát họng, ho nhưng test nhanh âm tính, đến khi “hai vạch” thì F0 đó nhiễm Covid-19 chủng Omicron và sắp khỏi?

Có đầy đủ biểu hiện nhưng chậm lên 2 vạch là… sắp khỏi

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đều đã ghi nhận xuất hiện chủng Omicron trong cộng đồng. MXH đang chia sẻ nhiều trường hợp có đầy đủ các biểu hiện nhưng phải sau 2-3 ngày thậm chí tới 5 ngày mới cho kết quả test nhanh dương tính. Nhiều ý kiến cho rằng đó là do mắc biến chủng Omicron.

{keywords}
Nhiễm Covid-19 chủng Omicron test nhanh lên '2 vạch' là sắp khỏi?

Theo đó, có ý kiến cho rằng với biến chủng Omicron thì khi có triệu chứng rát họng, ho nhưng test lại âm tính mọi người hãy tự cách ly 2 ngày sau test lại. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng nếu mắc Covid-19 biến chủng Omicron đến khi test nhanh mới lên hai vạch thì đã sắp khỏi.

{keywords}
Ảnh minh hoạ

Vậy thực hư những thông tin này có cơ sở?

Trả lời băn khoăn này với phóng viên Infonet, TS TS. Bùi Lê Minh, trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng những quan điểm trên không có căn cứ.

Bởi có một vài kit kháng nguyên bị giảm độ nhạy với Omicron nên phát hiện ra muộn nhưng không phải kit nào cũng bị tình trạng như thế.

Cho rằng việc có triệu chứng 2, 3 ngày sau mới dương tính test nhanh cũng không phải chuyện lạ, bởi theo TS Lê Minh có những người có triệu chứng rõ ràng ngay khi tải lượng virus còn thấp chưa đủ ngưỡng phát hiện.

Do đó, dấu hiệu để bạn nghi ngờ mắc Covid-19 mang biến chủng Omicron là trong một chùm nhiều ca bệnh liên quan tới nhau như 1, 2 gia đình lây virus từ nhau mà không có ai mất khứu giác.

“Ngoài ra biến thể này cũng hay gây chảy nước mũi hơn Delta. Triệu chứng rát và khô họng đột ngột là triệu chứng phổ biến khá đặc trưng chung của cả chủng Delta và Omicron, nhưng có những người chỉ biểu hiện thế và không có triệu chứng gì, không bao giờ test nhanh ra dương tính do cơ thể đã phản ứng lại nhanh và hiệu quả”, TS Bùi Lê Minh cho hay.

Cựu F0 cũng thành 'bác sĩ'

Cựu F0 cũng thành 'bác sĩ'

Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 lại vội vàng xin đơn thuốc từ những người đã mắc Covid-19 trước, thậm chí họ cũng không phân biệt được thuốc nào nên dùng cho mình.

Cách nào phòng ngừa?

Trong giai đoạn này nếu có các triệu chứng rát, khô họng, sốt, đau đầu, đau khớp, đau lưng, ho, chảy nước mũi, TS Bùi Lê Minh khuyến cáo người dân nên hạn chế tiếp xúc với mọi người và có thể test nhanh 2, 3 ngày sau khi có triệu chứng.

Theo BSCKII Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Medlatec biến chủng Omicron là biến thể có tốc độ lây lan đến “chóng mặt” cùng với nguy cơ tái nhiễm cao nên tất cả mọi người đều phải chủ động chăm sóc sức khỏe và bảo vệ mình.

Theo đó những việc bạn cần làm để ứng phó với biến thể này gồm:

Tiêm đủ liều cơ bản, bổ sung và nhắc lại

Như đã đề cập ở trên, dù các loại vắc xin có thể hoạt động kém hiệu quả hơn nhưng trong khi các nhà khoa học vẫn đang “chạy đua” với việc nghiên cứu biến thể mới thì vắc xin là “vũ khí” duy nhất để bảo vệ bản thân cũng như tạo miễn dịch cộng đồng.

Như vậy, bạn cần tiêm đủ 2 liều vắc xin cơ bản theo đúng thời hạn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang tiến hành tiêm liều tăng cường. Trong đó, vắc xin và liều lượng tăng cường cho mũi bổ sung và nhắc lại sẽ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Thứ hai, tương tự như cách ứng phó mà chúng ta đã từng thực hiện với các biến chủng khác, khẩu trang vẫn luôn là “vật bất ly thân”. Chúng có tác dụng chống lại phơi nhiễm virus qua giọt bắn trong trường hợp có tiếp xúc với F0.

Hơn nữa, cần rửa tay sát khuẩn, súc miệng họng 2 - 3 lần/ngày và giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng đủ chất và chế độ tập luyện khoa học là cách để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của virus gây hại. 

 WHO đã đánh giá Omicron là biến thể đáng lo ngại. Bởi lẽ, sự phát triển cũng như tốc độ lây lan của nó cho đến ngày hôm nay đã tăng lên cấp số nhân mỗi ngày.

BSCKII Dương Ngọc Vân, BV Medlatec cho biết so với biến thể Vũ Hán ban đầu thì Omicron có đến 60 đột biến với tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Đến nay đã có 50 quốc gia trên thế giới xuất hiện biến thể này. Tệ hơn nữa, tại Gauteng, Nam Phi, vào ngày 11 tháng 11, 2021 phát hiện 120 mẫu xét nghiệm biến chủng Omicron đầu tiên và tăng vọt lên đến 2038 ca chỉ sau 17 ngày. 

Nam Phi chính là một trong những quốc gia minh chứng cho tốc độ lây lan của biến thể mới. Kể từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 2021 số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đã tăng gần 7 lần, đỉnh điểm lên hơn 16.000 ca/ngày.

Có 80% trong số ca nhập viện là những người trẻ tuổi và đối với Delta và Beta, nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron cũng cao hơn 3 lần thậm chí tốc độ lây lan còn nhanh hơn gấp 5 - 6 lần.

CDC cũng khuyến cáo rằng, bất cứ ai cũng có thể nhiễm biến thể mới và lây lan virus cho người khác. Đặc biệt, theo thông tin từ WHO, người từng nhiễm Covid-19 khi bị tiếp xúc với những người mang biến thể Omicron sẽ có nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu bước đầu và cần có thêm thời gian theo dõi, giám sát.

N. Huyền 

Số F0 tăng phi mã, Hà Nội đã chuẩn bị bao nhiêu giường sẵn sàng đón bệnh nhân?

Số F0 tăng phi mã, Hà Nội đã chuẩn bị bao nhiêu giường sẵn sàng đón bệnh nhân?

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội vẫn đang chủ động thu dung bệnh nhân Covid-19. Trong trường hợp số ca nhiễm tăng gấp đôi như hiện nay, thành phố cơ bản vẫn đáp ứng được.

Rát họng, đau đầu, khó thở nhưng 5 ngày vẫn âm tính là sao?

Rát họng, đau đầu, khó thở nhưng 5 ngày vẫn âm tính là sao?

Là F1, cả hai mẹ con chị Vân Hà đều có triệu chứng nhiễm Covid-19 như rát họng, ho, đau đầu… nhưng liên tiếp 5 ngày sau khi thực hiện cách ly kết quả test nhanh vẫn chỉ một vạch.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !