Cựu F0 cũng thành 'bác sĩ'
Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 lại vội vàng xin đơn thuốc từ những người đã mắc Covid-19 trước, thậm chí họ cũng không phân biệt được thuốc nào nên dùng cho mình.
Chị Lê Xuân O, (Hà Nội) tâm sự khi chị trở thành F0, chị đã tự vượt qua bằng đơn thuốc của một người bạn từng mắc Covid-19. Chị Oanh kể khi nhiễm bệnh chị báo với trạm y tế xã nhưng trạm chỉ phát cho ít thuốc hạ sốt. Khi về nhà, chị Oanh sốt cao nhưng thuốc đó không có tác dụng. Khi đó, chị Oanh nhận được đơn thuốc từ 1 cựu F0 khác, chị thấy mình như vớ được đơn 'thần dược'. Chị cho người nhà ra mua dùng luôn và chỉ sau 30 phút uống thuốc chị đã không còn sốt rét như trước đó nữa.
Khi chia sẻ đơn thuốc của mình, nhiều người giật mình vì đơn thuốc đều là thuốc chống đông Aspirin, Medsolu 16 mg, Neo Corclion, cefuroxim 500mg… Với đơn thuốc này, chị O. cũng tự nhận mình đã chia sẻ cho người người thân, bạn bè mắc Covid-19 đều có hiệu quả.
Ngay sau khi biết mình dương tính với Covid-19, chị Hà Thị V. thấy có triệu chứng sổ mũi, mệt, đau nhức mình mẩy. Khi dương tính, chị V. nhận được rất nhiều chia sẻ từ bạn bè, người thân đã từng mắc Covid-19 nhiệt tình nhắn tin, gọi điện thoại để tư vấn với đủ các loại thuốc đặc trị từ thuốc kháng virus, kháng đông, kháng viêm.
Chỉ trong buổi sáng có tới hàng chục đơn thuốc kháng nhau gửi tới tư vấn cho chị. Các loại thuốc này bao gồm từ thuốc đông y đến tây y để dùng chữa bệnh Covid-19, từ xông mũi họng tới việc uống thuốc như thế nào để virus không “ăn phổi”.
Trên các nhóm diễn đàn Hỗ trợ y tế, Giúp nhau mùa dịch thì chỉ một người là F0 cần tư vấn cũng có hàng chục các cựu F0 vào tư vấn đủ các phương pháp chữa bệnh, những điều cần làm, không cần làm.
Rát họng, đau đầu, khó thở nhưng 5 ngày vẫn âm tính là sao?
Là F1, cả hai mẹ con chị Vân Hà đều có triệu chứng nhiễm Covid-19 như rát họng, ho, đau đầu… nhưng liên tiếp 5 ngày sau khi thực hiện cách ly kết quả test nhanh vẫn chỉ một vạch.
TS BS Quan Thế Dân chia sẻ ông cũng gặp rất nhiều bệnh nhân F0 xin tư vấn và họ cũng trưng ra đủ các đơn thuốc từ những người F0 đi trước để lại rồi từ người này truyền cho người khác.
BS Dân khuyến cáo họ không nên dùng những bài thuốc thông qua bạn bè, người thân hay trên các mạng xã hội. Bởi tất cả các toa thuốc dùng cho các bênh nhân F0 đều khác nhau, khi dùng phải tùy theo thể trạng của mỗi người và phải có chỉ định của bác sĩ mới dùng các thuốc.
Những đơn thuốc trên mạng truyền nhau cho F0. |
BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết hiện có rất nhiều thông tin về điều trị Covid-19. Nhiều tin quá nhiễu loạn.
Theo bác sĩ Khiêm, ngay cả bài thuốc “quốc dân” xông trị Covid-19 cũng được nhà nhà xông, thực chất xông có thể là biện pháp giúp cho người bị viêm đường hô hấp nói chung và người nhiễm Covid-19 nói riêng giảm bớt triệu chứng khó chịu.
BS Khiêm khẳng định xông chưa được đưa vào hướng dẫn chẩn đoán điều trị Covid-19 nào trên thế giới nên không cần lạm dụng thái quá. Xông nhiều còn có thể gây mất nước, làm người mệt hơn. Xông nhiều quá có thể làm ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp, có thể gây bội nhiễm hơn nếu bạn mắc Covid-19.
BS Khiêm cho biết, việc đơn thuốc truyền cho nhau dẫn tới lạm dụng thuốc nghiêm trọng, từ thuốc kháng virus tới các thuốc kháng đông, kháng viêm. Thuốc kháng sinh, kháng đông, kháng viêm đang được lạm dụng rất nhiều vì thuốc này dễ mua, rẻ, bất cứ nhà thuốc nào cũng có.
Trong khi thực tế các thuốc kháng viêm, kháng đông chỉ dùng cho bệnh nhân ở giai đoạn trở nặng. BS Khiêm cho rằng người bệnh theo dõi tại nhà không nên mua và dùng tại nhà vì nó làm tăng nguy cơ bệnh trở nặng, gây tăng đường huyết, rối loạn chuyển hoá.
Với các loại kháng sinh, theo BS Khiêm, kháng sinh không có tác dụng trên virus. Các nghiên cứu cho rằng tỷ lệ người bệnh Covid-19 có vi khuẩn đi kèm vô cùng thấp, thậm chí tỷ lệ chỉ ở mức 1/1.000. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng kháng sinh cho người bệnh Covid-19 vì nó làm gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Người dân khi trở thành F0 chỉ cần theo các triệu chứng để chữa bệnh như: sốt thì uống thuốc hạ sốt như Efferalgan, Panadol…; khi ho thì uống các thuốc chữa ho; nhóm các thuốc tiêu chảy; nước súc miệng; cồn sát trùng; các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần); các loại thuốc xịt mũi; các loại vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho; nước uống thông thường, nước bù điện giải…
Khánh Chi
Thuốc kháng virus Molnupiravir chính ngạch khó mua, trên mạng bán nhan nhản, nhà thuốc kiến nghị gì?
Nhà thuốc Long Châu kiến nghị các cơ quan quản lý cho phép áp dụng cách chấp nhận video tự test nhanh của người bệnh và hoàn tất trả lời các câu hỏi tầm soát là cơ sở để có thể bán thuốc kháng virus Molnupiravir.
Trẻ mắc Covid-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Trẻ mắc Covid-19 không nên ăn các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, hành tây, tỏi; hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật; tuyệt đối tránh thức ăn đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
Loại thực phẩm rẻ tiền ngay trong gian bếp giúp phục hồi sức khoẻ hậu Covid-19, chống tái nhiễm
Một loại thảo dược rẻ tiền có sẵn trong nhà bếp, có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng virus, kháng khuẩn... Sử dụng tỏi để phòng tái nhiễm Covid-19 bằng cách bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, lên men tỏi mật ong hoặc dùng dầu tỏi...
'Loạn' thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ phòng Covid-19
Trong vòng 1 tuần qua, khi số ca mắc Covid-19 liên tục đạt đỉnh thì thị trường thuốc, thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp phòng bệnh Covid-19 cũng nhảy múa theo.