Khó khăn của nhà máy thuỷ sản miền Trung

Sau sự cố môi trường biển, cùng với thông tin sai trái do kẻ xấu kích động, Công ty CPXNK thuỷ sản Hà Tĩnh - đơn vị thu mua thuỷ sản sạch của ngư dân điêu đứng vì sản phẩm không tiêu thụ được.

Sự việc đã đẩy hàng trăm cán bộ công nhân của đơn vị lâm vào cảnh" bước đường cùng" vì không có công ăn việc làm và thu nhập. Nhà máy đóng cửa, người lao động không biết đi đâu về đâu.

Khó khăn của nhà máy thuỷ sản miền Trung - ảnh 1

Khi nhà máy không có bóng công nhân làm việc

Một thời hoàng kim

Cách đây 15 năm, Xí nghiệp chế biến hải sản đông lạnh xuất khẩu 46 - Đò Điệm, tiền thân của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thu sản (CPXNKTS) Hà Tĩnh đã trở thành "con chim đầu đàn" của các đơn vị sản xuất kinh doanh khu vực miền Trung. Ngành thủy sản Hà Tĩnh thời bấy giờ rất tự hào mỗi khi nhắc tới đơn vị này bởi đơn vị sản xuất ổn định và phát triển, hàng năm thu mua và chế biến tới hàng trăm tấn tôm, cá, mực xuất khẩu sang các nước Nhật Bản , Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ.. doanh thu mỗi năm đạt từ 3 -3,5 triệu USD, năm cao nhất đạt 4 triệu USD.

Anh Phạm Văn Quy, chủ tịch công đoàn công ty, người gắn bó với đơn vị này hơn ba thập kỷ, ngậm ngùi: "Lúc hoàng kim, công nhân ở đây công việc dồn dập, chẳng có một giấc ngủ trưa, nhưng tâm lý ai cũng hồ hởi, phấn chấn. Họ bảo có thêm việc làm, là có thêm thu nhập, càng làm việc sức khỏe càng dẻo dai, tới nhà máy vui hơn ở nhà ".

Năm 2006, Xí nghiệp chế biến hải sản đông lạnh 46 - Đò Điệm cổ phần hóa  và được đổi tên thành "Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Tĩnh". Vừa tiêu thụ vừa nghe ngóng ý kiến khách hàng, kịp thời điều chỉnh giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thủy sản của công ty gồm cá thu, tôm đóng gói, mực ống, rế, chả cá sạch, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Nhờ vậy, suốt chặng đường 9 năm ròng, đơn vị vẫn duy trì cho 165 công nhân và nhân viên hợp đồng thời vụ có việc làm và thu nhập khá.

Nhà máy đóng cửa, lao động tứ tán kiếm ăn

Khó khăn của nhà máy thuỷ sản miền Trung - ảnh 2

Cỏ mọc um tùm trước sân

Sau sự cố môi trường biển, cùng với thông tin sai trái do kẻ xấu kích động, Công ty CPXNK thuỷ sản Hà Tĩnh - đơn vị thu mua hàng sạch của ngư dân điêu đứng vì sản phẩm không tiêu thụ được. 

Cả nhà máy lạnh ngắt như tờ, không một bóng người.

Giám đốc Lê Tiến Minh vừa trải qua cơn "đột quỵ" tai biến, may mắn được các bác sĩ bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cứu chữa kịp thời.

Khi hỏi về tình hình hoạt động hiện nay của đơn vị, ông Minh ứa nước mắt: " Thú thật hơn một năm nay rồi, từ khi xẩy ra sự cố môi trường biển chẳng những dân tình điêu đứng, mà doanh nghiệp chúng tôi cũng lâm vào cảnh bước đường cùng. Cứ nghĩ tới người lao động bị thất nghiệp, tôi ăn làm sao ngon, ngủ làm sao yên được. May mà chúng tôi không vay tiền ngân hàng nhiều, nên hy vọng trong tương lai gần có thể vượt được. Còn bây giờ hơn 1 tỷ đồng tiền sản phẩm đông lạnh tồn dư trong kho chưa biết làm thế nào".

Anh Phạm Văn Quy, chủ tịch công đoàn rầu rĩ : "Sau khi có sự cố về môi trường biển miền Trung, hàng của các doanh nghiệp khu vực này cũng bị từ chối, trong đó có chúng tôi. Nhưng chúng tôi chấp hành nghiêm túc các chỉ thị của tỉnh Hà Tĩnh, mua sản phẩm sạch từ ngư dân về chế biến. Trước đây, đơn vị vẫn mở rộng dịch vụ bán hàng nội địa, hàng sản xuất không kịp cho khách hàng đặt, còn bây giờ hàng chúng tôi bị ế. Thật xót xa vì hàng tồn đọng, mà nhà máy mỗi tháng ngốn hết 14 triệu đồng tiền điện, công nhân lại không có việc làm".

Trước tình cảnh khó khăn, ngày 27/2/2017, Công ty đã gửi kiến nghị tới UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở NNPTNT, phản ánh "tình hình hiện nay công ty đặc biệt khó khăn, sản phẩm khó tiêu thụ. Công ty có nguy cơ giảm mất cân đối tài chính, gần 130 người thiếu việc làm nghiêm trọng.Vừa qua nhà nước có chính sách đền bù, hỗ trợ các đơn vị và người lao động tham gia sản xuất các mặt hàng thủy sản, phần lớn các đối tượng trên đã được đền bù. Nhưng người lao động công ty thì không được hỗ trợ, vì vậy tư tưởng họ rất bi quan. Vì vậy, cán bộ và công nhân lao động kiến nghị cấp trên, cần có sự công bằng đối xử với người lao động, trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước với cơ sở thu mua kinh doanh thủy sản địa phương..."

Ông Lê Tiến Minh buồn bã: "Lỗi không tiêu thụ được sản phẩm, đâu phải tại mình. Mình tin dù có muộn thời gian, nhưng đơn vị sẽ được đền bù và cấp trên sẽ sáng suốt nhìn nhận và cứu nguy cho cho người lao động".

Anh Quy dẫn tôi đi thị sát thực tế nhà máy và gọi một cán bộ quản lý kho đông lạnh, mở cửa cho tôi xem các sản phẩm đã được chế biến đúng quy trình kỹ thuật, hiện nay đang nằm nguyên vẹn trong tủ cấp đông và bảo : "Hàng ngon hàng sạch như thế này, mà giờ bị" tắc" sốt ruột lắm bác ơi... Điện phải chạy 24h/24h, ngốn không biết bao nhiêu tiền nữa ". Anh Quy cho biết thêm : " Trong biên bản thẩm định của chính quyền xã Thạch Sơn và Hội đồng thẩm định huyện Thạch Hà thì số hàng tồn kho trong đơn vị hiện nay 13.532 kg trong đó cá thu nguyên con 1.705 kg, cá thu cắt miếng 1.786 kg, bạch tuộc 201kg, mực ống 1682 kg đấy là chưa kể tới hàng trăm, hàng ngàn kg sản phẩm tôm sắt, chả mực, ram tôm.. Tất cả đều được đóng khay cẩn thận".

Đã hơn 1 năm đơn vị ngừng sản xuất, nhiều lá vàng trên cây trong khuôn viên đã rơi đầy đường đi lối lại. Dãy nhà ngang, dãy nhà dọc, mới ngày nào rộn ràng tiếng xe, tiếng máy, tiếng cười nói râm ran của từng tốp công nhân, nay chỉ còn độc nhất tiếng gió u u từ bến cảng Cửa Sót thổi vào... Nền sân phơi phế liệu sau khi chế biến, bây giờ đã lác đác cỏ dại mọc lên. Gần khu vực nhà xử lý rác thải, thấy một người đàn ông đang cho một đàn gà ăn. Lân la bắt chuyện, người đàn ông đó giới thiệu anh tên là Nguyễn Tiến Trung, vợ anh tên là Bình.

Cả hai vợ chồng anh Trung đều là công nhân, đã gắn bó với công ty hàng chục năm, nay lâm vào cảnh khốn khó, đơn vị cảm thông dành hẳn cho vợ chồng Trung phần diện tích bỏ trống để chăn nuôi hơn 100 con gà và một đôi bò. Chưa biết rồi "lời lỗ" trong chăn nuôi thế nào, Trung giãi bày: "Gia đình em hiện nay cũng lao đao thật, nhưng nhiều gia đình công nhân khác còn bất hạnh hơn mình nhiều. Trong dịp tết Đinh Dậu năm 2017, đơn vị đã lập danh sách đề nghị công đoàn ngành hỗ trợ khẩn cấp 15 trường hợp quá khó khăn. Nếu không giúp thì họ chỉ ăn tết bằng nước mắt".

Rồi Trung kể, các gia đình công nhân phải đôn đáo tìm mọi cách để mưu sinh. Có chị phải đi làm osin, làm cấp dưỡng, có anh phải đi xe ôm. Người thuận lợi hơn, thì đi phụ nề, chăn nuôi bò, nuôi vịt, nuôi lợn, trồng rau.. với bạn bè thân hữu...

Khó khăn chồng chất.  Nhiều gia đình không có tiền mua thức ăn hàng ngày, tội nghiệp nhiều đứa trẻ đến trường, bố mẹ lúc này đang  phải " khất" nhà trường các khoản tiền đóng nộp.

Cực nhất là trường hợp anh Trần Hữu Hương ( công nhân ở phân xưởng chế biến F46) vợ chồng anh đang phải nai lưng nuôi hai đứa con nhỏ dại, thì vợ đột ngột lâm bệnh hiểm nghèo, phải nằm viện điều trị. Gia đình anh Hoàng Đức Hưng (bộ phận dịch vụ thu mua ) con phát bệnh ung thư xương, trong lúc cả nhà tiền nong đã cạn kiệt…

Những người lao động chân chính của Công ty CPXNK thuỷ sản Hà Tĩnh từng ngày mong mỏi lãnh đạo công ty, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng chung tay kéo họ thoát khỏi cảnh bĩ cực.


Phan Thế Cải

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.