Hậu quả khủng khiếp của lũ lụt ở châu Âu
Những trận mưa như trút nước ở Đức, Bỉ, Hà Lan và Áo đã gây ra lũ lụt thảm khốc với số người thiệt mạng lớn.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến thăm các khu vực bị mưa lũ tàn phá ở nước này vào ngày 18/7 trong bối cảnh số người tử vong ở Tây Âu tăng lên ít nhất 190 người.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết, một gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá ít nhất 300 triệu Euro sẽ được thông qua tại cuộc họp nội các vào 21/7, một phần trong chương trình tái thiết trên diện rộng trị giá lên tới vài tỉ USD.
Thủ tướng Đức Merkel cũng cam kết sẽ tập trung nguồn lực vào việc hạn chế biến đổi khí hậu, điều mà nhiều người cho là nguyên nhân gây ra thảm họa trên.
Tại Bỉ, Trung tâm Khủng hoảng quốc gia hôm 18/7 cho biết, tình hình đang dần được cải thiện trên khắp đất nước và các khu vực bị lũ lụt đã “thoát khỏi tình trạng nguy hiểm”. Áo, Hà Lan, Pháp và Thụy Sĩ cũng đã bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt tồi tệ nhất ở châu Âu này.
Cơ quan này cho biết công tác tìm kiếm nạn nhân vẫn tiếp tục và mối quan tâm lớn nhất lúc này là thiếu nước sinh hoạt ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo trung tâm, ít nhất 31 người đã thiệt mạng tại nước này.
Lũ lụt kinh hoàng xảy ra sau khi các khu vực ở Tây Âu trải qua lượng mưa lịch sử, với lượng mưa kéo dài hơn một tháng trong 24 giờ. Những trận mưa như trút nước đã dẫn đến lũ quét cực độ, với mực nước dâng cao trong vòng vài phút.
Theo ông Jean Jouzel, nhà khí hậu học và là cựu phó chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), “các khối không khí chứa đầy nước bị nhiệt độ lạnh chặn ở trên cao, đọng lại suốt 4 ngày phía trên khu vực”.
Nhà thủy văn học người Đức Kai Schroeter cho rằng, châu Âu đã nhiều lần bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng trước đó, nhưng lũ lụt tuần này là “đặc biệt về cả lượng nước và sức phá hủy”.
Theo cơ quan thời tiết của Đức, lượng mưa từ 100 mm đến 150 mm đã trút xuống trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến ngày 15/7. Đây là lượng mưa thông thường sẽ trút xuống trong vòng hai tháng.
Trong khi đó, một số chuyên gia chỉ ra mối nguy hiểm của quy hoạch đô thị kém và lượng bê tông ngày càng tăng tại trung tâm của một khu vực đông dân cư, công nghiệp hóa nặng ở châu Âu. Khi mặt đất được bao phủ bởi các vật liệu nhân tạo như bê tông, đất sẽ kém khả năng hấp thụ nước, làm tăng nguy cơ ngập lụt.
Ngoài ra, các khu vực bị ảnh hưởng chứng kiến lượng mưa cao bất thường trong những tuần gần đây, cho thấy đất đã bão hòa và không thể hấp thụ lượng nước dư thừa.
Một số hình ảnh ghi lại hậu quả khủng khiếp của lũ lụt ở châu Âu:
Lý do Ukraine thất bại trong cuộc chiến chống lại Nord Stream 2
Nghị sĩ quốc hội Ukraine ông Oleg Dunda cho rằng nước này đã thua trong cuộc chiến chống lại Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) vì chính phủ mắc sai lầm.
Thanh Bình (lược dịch)