Hai vợ chồng bác sĩ BV K vào cách ly, dặn con nhỏ chuẩn bị sẵn mọi tình huống

"Khi nhận thông báo triệu tập vào viện gấp các con còn đang ngủ, nhìn các con mà chảy nước mắt nhưng vì nhiệm vụ phải lên đường" - TS.BS Phùng Thị Huyền –Trưởng khoa Nội 6, Bệnh viện K Trung ương, chia sẻ

{keywords}
BV K Trung ương bị phong toả.

TS Huyền đã có những chia sẻ với phóng viên Infonet về đợt cách ly tại BV K cơ sở 3. Cả hai vợ chồng chị hiện đang cách ly tại Bệnh viện và có thể 14 ngày, có thể 21 ngày hoặc lâu hơn. Trong khi đó, 2 con của chị vẫn còn nhỏ. 

Hiện tại phía trong tâm dịch BV K, các bác sĩ, bệnh nhân, người nhà những người đang được cách ly như thế nào thưa chị? 

TS Phùng Thị Huyền: Thực tế đợt dịch bệnh này đến rất nhanh nhưng trong suốt quá trình chuẩn bị và phòng chống Covid-19 hơn 1 năm nay, Bệnh viện K luôn chủ động, các kế hoạch của bệnh viện hay của khoa phòng đều có sẵn.

Bản thân tôi là Trưởng khoa Nội 6 cũng có kế hoạch sẵn. Mấy ngày gần đây khi dịch xuất hiện, tốc độ lây lan nhanh, mỗi lần đi làm tôi đều mang theo ít quần áo, đồ tư trang vì khả năng ở lại viện có thể đến bất cứ lúc nào. Bởi vì dịch có thể xảy ra ở bất kể bệnh viện nào không riêng bệnh viện K. 

Trong các cuộc giao ban khi xuất hiện ca bệnh từ Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở 2 thì chúng tôi đều truy vết, đi từng giường, từng phòng bệnh truy vết  F1, F2. 

Hiện tại, những người dương tính với Covid-19 thì theo chỉ đạo của Bộ Y tế, lãnh đạo bệnh viện và CDC Hà Nội đã chuyển bệnh nhân đi. BV rà soát hết tất cả các ca F1, F2. BV xét nghiệm toàn bộ các đối tượng cách ly trong BV từ nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân. Ai ở BV đều được xét nghiệm thực hiện ở cả 3 cơ sở. 

Với vai trò trưởng 1 khoa điều trị đã được phong toả, nguyên tắc phong toả ở bệnh viện được ban chỉ đạo chỉ đạo rất sát sao, chúng tôi thực hiện nghiêm túc về chống Covid-19.

Tại khoa của tôi có 5 bác sĩ, 7 điều dưỡng, hộ lý và ICT hỗ trợ. Khi cách ly vào 5h30 sáng ở khoa phòng của tôi có 42 người đang điều trị và 12 người nhà đi kèm. Trong những ngày cách ly như thế này chúng tôi thực hiện tất cả các chỉ đạo chung của ban chỉ đạo bệnh viện theo hình thức trực tuyến khoảng 3 lần, đột xuất thì có thông báo. 

Tất cả chúng tôi đều xác định mình đang ở tâm dịch nên tuân thủ nghiêm ngặt quy định về phòng chống Covid-19. Bác sĩ điều dưỡng đều được bố trí đủ giường bệnh nằm, đảm bảo khoảng cách tối thiểu. Yêu cầu bệnh nhân và người nhà thực hiện đúng 5K của Bộ Y tế. 

Chúng tôi luôn theo sát người bệnh khi có các triệu chứng liên quan tới ung thư cũng như Covid-19. Toàn bộ cán bộ nhân viên cũng như bệnh nhân trong khoa tôi xét nghiệm hôm 7/5 đều đã âm tính. Nhưng không vì âm tính mà chúng tôi chủ quan. 

Chị đã chuẩn bị sẵn tâm lý vẫn còn có chút bất ngờ. Vậy những người bệnh đang cách ly tại BV thì như thế nào? 

TS Phùng Thị Huyền: Bạn nói đúng, tôi đã chuẩn bị sẵn vì bất cứ lúc nào bệnh viện cũng có thể phong toả. Nhưng với người bệnh thì rất thương vì họ cần điều trị đúng thời gian, thời điểm. Người bệnh chưa chuẩn bị trước cho tình huống này. Rất nhiều bệnh nhân cũng hỏi chúng tôi phải làm gì. Hiện, chúng tôi đảm bảo cung cấp nhu yếu phẩm cho người bệnh từ kem đánh răng, bàn chải, khăn tắm, dầu gội đầu… để mong người bệnh cùng với bác sĩ vượt qua thời gian cách ly này. 

Trong câu lạc bộ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, tôi thấy có rất nhiều người bệnh điều trị ngoại trú, người đến lịch truyền hoá chất họ rất hoang mang, lo lắng. Các giải pháp mà bệnh viện và các bác sĩ đưa ra với họ như thế nào? 

TS Phùng Thị Huyền; Khoa của tôi có 1.000 bệnh nhân đang ở ngoài, còn 4 bác sĩ cũng đang ở ngoài nữa. Các bác sĩ trong khoa cùng họp online để người ở trong viện hay ở nhà đều nắm được tinh thần của bệnh viện, khoa phòng. Mỗi bác sĩ phải nắm được danh sách bệnh nhân của mình quản lý từ tên, tuổi, ngày hẹn. 

Thứ nhất: Bệnh viện K đang phong toả nếu bệnh nhân cần cấp cứu, cần gọi cho bác sĩ để tư vấn ngay lập tức đến cơ sở y tế địa phương xử lý. Bác sĩ ở BV K luôn sẵn sàng cung cấp thông tin tình trạng bệnh tật, can thiệp đã làm để bác sĩ địa phương điều trị cho bệnh nhân. 

Thứ 2: Báo rõ với người bệnh, Bệnh viện K đã bị cách ly 14 ngày với các bệnh nhân ở giai đoạn sớm, muộn, bán cấp, cấp cứu đều có hướng xử lý khác nhau. Nếu bệnh nhân không cấp cứu có thể chờ đợi 14 ngày thì bệnh nhân chờ bệnh viện hết phong toả đến điều trị tiếp. 

Còn những người không chờ được, ảnh hưởng tới công tác điều trị thì bác sĩ BV K trao đổi trực tiếp với y tế cơ sở, tuỳ thuộc vào nguyện vọng của bệnh nhân. Có thể tạm điều trị tại cơ sở hoặc điều trị hẳn ở tuyến tỉnh cũng đều được. 

Cả hai vợ chồng chị đều cách ly trong bệnh viện, điều này có ảnh hưởng gì tới gia đình, các con của chị không? 

TS Phùng Thị Huyền: BV K không phải là bệnh viện đầu tiên rơi vào tình huống này nên tôi và chồng đã từng nói chuyện với nhau khi việc này xảy ra. Chúng tôi đã trao đổi với con gái. 

Chúng tôi hỏi con chẳng may bố mẹ phải cách ly đột xuất 21 ngày thì con làm như thế nào? 

Nhưng con vẫn chưa hiểu thế nào là cách ly, con chưa mường tượng ra cách ly như thế nào chỉ nghĩ bố mẹ đi vắng. Con trả lời bố mẹ đi vắng con sẽ ở nhà học bài, trông em, ăn ngủ và gọi điện cho bố mẹ.

Tôi chuẩn bị tinh thần cho con rất sớm. Với mình không bất ngờ, nhưng con thì có bất ngờ. Tôi đã chuẩn bị những vật dụng thiết yếu cho con phòng khi cách ly. Trong những ngày này, tôi cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đề nghị giúp đỡ các con ở nhà.

Buổi sáng 7/5 khi tôi nhận thông tin phong toả, yêu cầu lãnh đạo khoa phòng phải vào viện. Giây phút quay lại nhìn các con đang ngủ, mình sẽ xa chúng trong khoảng thời gian dài như vậy thực sự tôi cũng chảy nước mắt, rất thương. May mắn, có các phương tiện truyền thông giao tiếp hiện đại, tôi vẫn theo dõi sinh hoạt của các con hàng ngày nên yên tâm.

-Xin cảm ơn chị, chúc các bác sĩ Bệnh viện K luôn khỏe mạnh và nhanh chóng thắng dịch! 

Phương Thuý

 

Phong tỏa hai bệnh viện, nhiều ca F0 trong cộng đồng, Hà Nội vì sao chưa giãn cách?

Phong tỏa hai bệnh viện, nhiều ca F0 trong cộng đồng, Hà Nội vì sao chưa giãn cách?

Hà Nội dù chưa giãn cách nhưng áp dụng nhiều biện pháp như, yêu cầu người dân không ra đường khi không cần thiết, cấm tụ tập đông người, đóng cửa các quán bar, karaoke, hàng ăn vỉa hè, học sinh nghỉ học…

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !