Hà Nội: Cầu chữ C đã hoàn thành hơn 70% khối lượng, dự kiến khai thác tháng 3/2023

Dự án đã đạt hơn 70% khối lượng công việc, việc lắp các nhịp dầm thép sẽ hoàn thành trong tháng 12 và xong kết cấu phần trên trước Tết Quý Mão. Dự kiến công trình sẽ đưa vào khai thác từ tháng 3/2023.

Dự án cầu vượt nút giao Chùa Bộc- Phạm Ngọc Thạch có kết cấu thép lắp ghép, cầu vượt trực thông dạng chữ C với tổng mức đầu tư khoảng 147 tỷ đồng. Cây cầu này được khởi công xây dựng vào tháng 11/2021.

Theo tiến độ ban đầu, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác trong tháng 6/2022. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải lùi mốc khánh thành đến cuối năm 2022. Lý do được đư ra là biến động giá vật liệu xây dựng và khó khăn khi di chuyển công trình cả ngầm và nổi phía đường Phạm Ngọc Thạch. Hiện dự án tiếp tục không đạt tiến độ nên phải lùi sang năm 2023.

Dự án cầu vượt kết cấu thép hình chữ C nối Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc có tổng mức đầu tư gần 150 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch của chủ đầu tư, ngày 30/11 sẽ hoàn thành kết cấu phần dưới phía đường Chùa Bộc, đầu tháng 11 lắp đặt dầm thép phía đường Phạm Ngọc Thạch và xong trước ngày 5/12, lao lắp các nhịp dầm thép trong tháng 12 và xong kết cấu phần trên trước Tết Âm lịch.

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện tại nhiều vật liệu, thiết bị phục vụ cho việc thi công được tập kết dưới gầm phía đường Phạm Ngọc Thạch. Tại phía đường Chùa Bộc đã khoan xong 14/14 cọc khoan nhồi và đang triển khai thi công mố trụ.

Liên danh nhà thầu: Công ty CP tập đoàn Thành Long - Cienco1 - Công ty CP xây dựng kỹ thuật Việt Hưng đảm nhiệm thi công. Trong đó Công ty Thành Long thực hiện thi công kết cấu dầm thép phần trên, gồm chế tạo và lắp đặt 35 phiến dầm hộp thép liên hợp.

Về nguyên nhân chậm tiến độ, nhà thầu cho biết dầm thép cầu được đúc tại Hải Phòng và Hưng Yên. Quá trình vận chuyển dầm từ Hải Phòng đến Hưng Yên phải đi qua các trạm thu phí, mà kích thước bề ngang của dầm thép lớn từ 6,5m trở lên, vượt quá khổ rộng của trạm thu phí nên phải làm thủ tục thỏa thuận tạm tháo dỡ, mở rộng trạm cho xe qua, dẫn đến mất thêm nhiều thời gian. Ngoài ra, hệ thống kết cấu ngầm phía đường Chùa Bộc cũng gặp khó khăn khi di chuyển.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, hiện tất cả công trình ngầm nổi phát sinh đã được xử lý hoàn tất, đủ điều kiện thi công lắp ghép cấu kiện dầm và xà mũ.

Cầu vượt thép được lắp ghép theo hình chữ C dài hơn 320 m, rộng 9 m. 
Theo ghi nhận của PV Infonet, vào ngày 27/12, dự án đang dần thành hình. Nhà thầu đang lắp dầm thép.
Theo thiết kế, cấu trúc cây cầu gồm 35 phiến dầm hộp thép liên hợp.
Cầu có móng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Móng mố cầu gồm 3 cọc khoan nhồi đường kính 1,2 m.
 Thời gian qua nhiều người dân, dư luận rất bức xúc do dự án cầu vượt chữ C chậm tiến độ. 
Thông tin thêm về quy trình thi công theo tiến độ hiện tại của dự án, đại diện trên chia sẻ: "Lao lắp dầm xong rồi hoàn thiện bản mặt cầu, bo lan can trước khi thảm là hoàn thành công trình".
Dự án đạt hơn 70% khối lượng công việc. Việc lắp các nhịp dầm thép sẽ hoàn thành trong tháng 12 và xong kết cấu phần trên trước Tết Quý Mão.  Dự kiến công trình sẽ đưa vào khai thác vào tháng 3/2023.
Để thi công dự án, nhà thầu rào chắn 1/3 đường Phạm Ngọc Thạch và Chùa Bộc. 
Công nhân đang cố gắng hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra.
Dự án này ban đầu được dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2022 và đã trải qua 2 lần lùi tiến độ. Dự kiến công trình sẽ đưa vào khai thác vào tháng 3/2023.

Dự kiến, sau khi cây cầu được hoàn thiện, cơ quan chức năng sẽ tổ chức giao thông hai chiều. Hướng dọc đường Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch, đường Chùa Bộc - Đông Tác và các nhánh rẽ còn lại sẽ được tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu dưới cầu.

Công trình nhằm nâng cao năng lực giao thông qua ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác, giải quyết tình trạng ùn tắc lâu nay. Khi mặt đường Tôn Thất Tùng được mở rộng, thành phố sẽ xây dựng bổ sung nhánh cầu trên đường Tôn Thất Tùng và khớp nối với nhánh Phạm Ngọc Thạch, tạo thành cầu vượt chữ C hoàn chỉnh.

Hiện nay, dự án đạt hơn 70% khối lượng công việc. Việc lắp các nhịp dầm thép sẽ hoàn thành trong tháng 12 và xong kết cấu phần trên trước Tết Quý Mão. Dự kiến công trình sẽ đưa vào khai thác vào tháng 3/2023.

Bảo Khánh

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !