Lớp 10 chọn theo khối A,B,C,D sẽ lỗi thời, học sinh 2k7 chuyển hướng đúng thế nào?

“Muốn đỗ các trường tốp đầu cần phải tìm hiểu phương thức xét tuyển của trường đó để chọn tổ hợp môn học cho phù hợp chứ không nên chọn theo khối A, B, C, D”, thầy Hiền cho lời khuyên cho học sinh lớp 10. 

Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên mà học sinh lớp 10 trên cả nước bắt đầu học theo chương trình GDPT mới. Chương trình này có nhiều sự thay đổi so với chương trình cũ, đặc biệt là việc phân luồng học sinh theo 3 nhóm môn học lựa chọn (KHTN, KHXH, Công nghệ - Nghệ thuật) và 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học. Theo tính toán của các nhà trường, học sinh sẽ có đến 108 cách tương đương với 108 tổ hợp để lựa chọn.

Tuy nhiên nhìn vào thực tế, dựa trên nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của các trường THPT hiện nay, nhiều trường THPT chỉ xây dựng từ 4-8 tổ hợp/nhóm môn học cơ bản. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng.

Sự khác biệt về khối học/ tổ hợp giữa các trường THPT có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng giữa các thí sinh trong đợt xét tuyển đại học năm 2025 mà các em học sinh 2k7 sẽ phải đối mặt hay không? 

khối thi đại học
Ảnh minh họa

Tại chương trình tư vấn “Cùng 2k7 tự tin chinh phục chương trình giáo dục phổ thông mới” do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức, cô Đỗ Khánh Phượng - Phó Hiệu trưởng Trường Hermann Gmeiner Hà Nội chia sẻ: “Việc học theo chương trình GDPT mới không ảnh hưởng đến việc xét tuyển đại học sau này của các em học sinh. Trong chương trình GDPT mới học sinh sẽ phải học tổng 12 môn (bao gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn lựa chọn). Số tổ hợp được tạo ra từ 12 môn này là rất nhiều. Việc học không bị ấn định trong phạm vi các khối A, B, C, D như trước kia, thay vào đó, học sinh có rất nhiều tổ hợp để thoải mái xét tuyển”.

Cùng quan điểm với cô Phượng, thầy Đinh Đức Hiền – Giáo viên môn Sinh học của Hệ thống Giáo dục HOCMAI bổ sung thêm là hiện nay một trường đại học có rất nhiều phương thức xét tuyển. Trong khi đó, một thí sinh có thể xét tuyển tới 3-4 phương thức cùng một lúc (xét tuyển bằng học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm của các kỳ thi riêng). Như vậy, học sinh có rất nhiều cơ hội để xét tuyển vào các trường ĐH mục tiêu của mình.

Logic chọn ngành đúng theo chương trình GDPT mới

Theo chương trình GDPT mới, bậc THPT là giai đoạn học sinh cần định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên theo khảo sát của Hệ thống Giáo dục HOCMAI thực hiện trên hơn 500 học sinh lớp 9 lên lớp 10 (năm học 2022-2023) và phụ huynh có con chuẩn bị bước vào bậc THPT đến thời điểm này cho thấy: 75,7% chưa xác định hoặc phân vân về ngành nghề sau khi tốt nghiệp; 76,35% chưa biết hoặc còn phân vân với việc các nhóm môn học lựa chọn sẽ ảnh hưởng tới nghề nghiệp trong tương lai như thế nào.

Theo thầy Hiền, sở dĩ tỷ lệ cao như trên là do lâu nay, việc định hướng nghề nghiệp thường chỉ được quan tâm khi bước vào giai đoạn cuối cấp (lớp 12). Thực tế hiện nay nhiều phụ huynh, học sinh do chưa hiểu rõ về chương trình GDPT mới, chưa nắm được xu hướng tuyển sinh của các trường đại học sau này sẽ thay đổi như thế nào nên vẫn đi theo lối cũ với suy nghĩ là học các ban thế mạnh của mình (A,B,C, D), việc chọn ngành, chọn trường cũng sẽ được quyết định sau và nó sẽ phụ thuộc vào các ban trên.

Tuy nhiên, việc chọn học theo các khối A, B, C hay D đã dần trở nên lạc hậu. Ví dụ trường Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến năm sau sẽ không xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế, Đánh giá năng lực (ĐGNL) hoặc Đánh giá tư duy (ĐGTD). Bài thi ĐGNL của ĐHQGHN hiện nay tích hợp kiến thức của hầu hết tất cả các môn. Do vậy, việc chọn các khối A,B,C hay D đơn thuần sẽ không đáp ứng được nhu cầu tuyển sinh về sau.

Thầy Hiền khuyên thí sinh trước hết cần định hướng rõ ràng là bản thân sẽ theo nhóm ngành kỹ thuật hay chuyển sang ngành khác theo lời khuyên của gia đình. Kể cả không cần xác định chính xác đó là ngành gì nhưng học sinh cần có thiên hướng liên quan đến những ngành đó.

Tiếp theo là xác định những trường đại học nào đào tạo những ngành nghề trên. Và cuối cùng là xem trường đó xét tuyển bằng những phương thức gì để lựa chọn môn học, khối học cho hợp lý. Đây là logic chọn ngành nghề phù hợp với tinh thần của chương trình GDPT mới hiện nay.

Xôn xao vấn đề 'đầu tư chứng khoán' vào SGK lớp 10: Đầu độc hay đổi mới táo bạo?

Xôn xao vấn đề 'đầu tư chứng khoán' vào SGK lớp 10: Đầu độc hay đổi mới táo bạo?

Một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy vấn đề "đầu tư chứng khoán" đã được đưa vào sách giáo khoa Toán lớp 10 mới.

Hoàng Thanh

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !