Cắt bài về nhà, đầu ra vẫn "thần tốc": Trẻ lớp 1 chật vật học kiểu "nhồi vịt"

Việc tăng số tiết mà ép trẻ ngay từ ngày đầu đã phải học nhiều chữ hơn và độ phức tạp lớn hơn, dồn hết cả bảng chữ cái vào học trong 1 tháng đầu tiên thì khác gì nhồi nhét

{keywords}
Sách giáo khoa lớp 1 mới

Sau ý kiến phản ánh của các phụ huynh có con vào lớp 1 về chương trình sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT vừa đưa ra yêu cầu các giáo viên không giao bài tập về nhà để giảm sức ép với học sinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ý kiến chỉ đạo này không giải quyết bản chất của vấn đề là chương trình nặng, tiến độ dạy nhanh.

Chị Nguyễn Quỳnh H. (Thanh Trì) cho rằng, chỉ đạo mới của Bộ GD&ĐT chỉ mang tính “xoa dịu” dư luận, để các phụ huynh không còn “phản ứng” vì tối tối phải kèm con học.

“Điều này thực ra lại là đổ hết trách nhiệm thực hiện lên vai nhà trường và giáo viên, bởi yêu cầu học tập đối với học sinh không hề thay đổi. 

Hôm qua tôi nói chuyện với cô giáo của con, cô bảo là các con sẽ có một kì thi cuối năm là đọc và viết, mà viết năm nay là đọc - chép chứ không nhìn chép như mọi năm. Nếu các con không hoàn thành sẽ bị “đúp” nên cô rất lo sợ với việc tiếp thu như hiện nay thì các con sẽ không qua được lớp 1. Cô bảo lo nhất là môn Tiếng Việt”, chị Quỳnh H. chia sẻ.

Phụ huynh này cũng băn khoăn, với yêu cầu đầu ra như vậy, lớp học thì đông, khối lượng kiến thức trong một tiết học nhiều, làm sao cô có thể vừa giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học mà không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

Mặc dù xác định con mình có thể “đúp” nhưng chị Quỳnh H. cho rằng, chương trình giáo dục quốc gia phải phù hợp với đại đa số học sinh chứ không nên là gánh nặng, là thử thách buộc các em phải vượt qua, nhất là đối với học sinh lớp 1.

Một phụ huynh có tên Minh Toàn nêu vấn đề: "Cải cách giáo dục, giảm tải chương trình kiểu gì khi mà con tôi phải học sáng, học chiều, học thêm?".

Anh Toàn nói, con anh lớp 1 đã đi học thêm bởi anh không cho con đi học trước nên vào năm học không thể theo kịp các bạn.

Gia đình anh phải cấp tốc cho con đi học khoá luyện chữ 15 buổi. Vậy là hết giờ học trên lớp, con anh Toàn lại được chở thẳng đến nơi luyện chữ và chỉ về nhà lúc 8h tối. Sau đó con ăn vội, tắm vội rồi lại tiếp tục ôn bài.

“Còn đâu là tuổi thơ, cái lớp 1 mục tiêu là biết đọc biết viết mà cuối cùng nhét vào cặp bọn trẻ tới trên dưới 20 quyển sách các loại.

Giảm tải hay tăng áp lực khi mà mỗi ngày bọn trẻ phải học 2 chữ cái đồng thời ghép thành chục tiếng khác nhau với đủ thanh sắc. Chưa kịp nhớ chữ hôm nay ngày mai đã phải nhồi thêm chữ khác, tiếng khác.

Chúng phải đọc thuộc những câu văn, đoạn thơ ngắn khô khan, gượng ép do phải dùng những tiếng đã học ghép nên. Nghe con trẻ đọc vanh vách tưởng giỏi nhưng chỉ là đọc cho thuộc chứ đã nhớ đâu, 3 ngày sau cho đọc lại 9/10 đứa im thin thít.

Tối tối con với bố như 2 chiến tuyến, gắt gỏng bực dọc mỗi khi ngồi vào bàn học. Và nếu cuộc chuyển đổi chương trình này lỗi, ai sẽ người người chịu trách nhiệm? Xây nhà lỗi còn đập đi xây lại, giáo dục lỗi thì làm lại thế nào?”, anh Toàn bức xúc.

Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cũng cho rằng sách SGK của môn Tiếng Việt quá nặng với trẻ lớp 1.

“Sách giáo khoa viết theo tốc độ nhanh thế, trẻ có phải Thánh Gióng đâu?”, vị chuyên gia này nêu và cho rằng đó chính là nguyên nhân khiến cho học sinh không tiếp thu kịp. Giáo viên chẳng còn cách nào đành “nhờ” phụ huynh kèm thêm. Và hệ quả là phụ huynh phản ứng như thời gian vừa qua.

Thế nhưng, thay vì sửa tận gốc vấn đề thì Bộ GD&ĐT lại yêu cầu không giao bài tập về nhà. Việc không giao là đúng bởi bố mẹ có thể không hiểu phương pháp dạy như giáo viên trên lớp. Thế nhưng trên thực tế, không giao bài về nhà ôn bài trong khi yêu cầu đầu ra học sinh không thay đổi, cũng không giảm tải chương trình thì… khó càng thêm khó.

Ở chương trình cũ, mỗi ngày học Tiếng Việt, tức hai tiết, các em chỉ cần nắm hai âm mới cùng với 4 từ đơn giản và một câu ngắn gọn.

Trong khi đó có những bộ sách mới, bài đọc dài, khoảng 3 câu. Chưa kể đến việc học các âm ghép như “nh”, “ng” hay “ngh” được đẩy lên đầu. Có bộ sách chưa đến một tháng, học sinh phải học hết bảng chữ cái.

“Tăng thời lượng dạy để kéo chậm thời gian dạy và học chữ thì mới có tác dụng giảm tải. Chẳng hạn khi trước ngày học 2 chữ thì nay học 1 chữ, bảng chữ cái trước học trong 2 tháng thì nay học trong 4 tháng, đó mới gọi là nhịp độ chậm đi.

Việc tăng số tiết mà ép trẻ ngay từ ngày đầu đã phải học nhiều chữ hơn và độ phức tạp lớn hơn, dồn hết cả bảng chữ cái vào học trong 1 tháng đầu tiên thì khác gì con vịt cần ăn 1 lạng thóc chia cả ngày nay đem nửa cân bánh đúc nhồi hết cả vào buổi sáng”, vị chuyên gia này nói.

N. Huyền 

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !