Giáo viên vận dụng hết 'công lực' để dạy học kiểu '2 trong 1'

Sau vài tuần học sinh trở lại trường, số ca F0, F1 tăng nhanh khiến nhiều phụ huynh không yên tâm cho con trở lại trường. Giáo viên và học sinh cùng quay cuồng trong việc dạy song song "on-off". 

Trần Bảo Hoàng- học sinh lớp 10 trường THPT Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết từ tuần thứ 3 đến trường, lớp em có 12 bạn F0 và F1 phải học zoom. Lớp chuẩn bị sẵn một chiếc laptop mở loa và bật camera. Máy tính được đặt trên bàn, camera chiếu lên bảng viết phấn trắng để học sinh ở nhà theo dõi. Tuy nhiên, mạng chậm khiến hình ảnh không rõ nét, chữ viết trên bảng chỉ nhìn thấy mờ mờ.

“Nhiều khi em sốt ruột vì không đọc được cô viết gì. Lúc mạng tốt có thể chép được bài trên bảng, còn khi bị đơ em cũng như các bạn khác chỉ còn cách ngồi chờ, bập bõm nghe bài giảng vì còn phụ thuộc cô nói to hay nhỏ. Kiểu nghe giảng như vậy rất mệt mỏi, ức chế.

Phương án để giải quyết vấn đề trên là cuối buổi học, em nhờ các bạn cùng lớp giảng lại hoặc chụp vở viết để chép bài. Không chỉ em gặp vấn đề với việc học từ xa, các bạn F1 trong lớp cũng khó khăn khi nghe giảng nhưng chúng em buộc phải thích nghi chứ không còn cách nào”, Hoàng cho hay.

Hiện nay không chỉ Hoàng mà nhiều học sinh ở trường khác tham gia lớp học trực tuyến kết hợp trực tiếp cũng gặp hoàn cảnh tương tự.

Cô giáo Nguyễn Thi Hà - giáo viên môn Toán tại Hà Nội kể: "Số học sinh là F0, F1 ngày càng tăng nên trường chúng tôi nhanh chóng chuyển đổi hình thức dạy học kết hợp học trực tuyến và trực tiếp với mong muốn đảm bảo quyền được học cho học sinh.

Những lớp có F0, F1 ở nhà học online, còn giáo viên thì vẫn phải đến trường vì vẫn còn những học sinh đi học trực tiếp. 

Có những hôm, khi đường truyền Internet không ổn định, các em kêu nhiều vì không nghe thấy gì cũng không nhìn được gì, thế là tôi lại ngừng việc dạy trực tiếp để cố gắng khắc phục.

Đó là chưa kể việc dạy "2 trong 1" để học sinh trên lớp và học sinh ở nhà đều hiểu bài không phải chuyện đơn giản. Giáo viên phải vận dụng hết “công lực” để các em trên lớp và ở nhà có thể nghe, xem và nắm được bài.

Để làm được điều đó đa số giáo viên phải soạn lại giáo án, hướng dẫn kỹ hơn cho học sinh học từ xa. Vậy nhưng hiệu quả vẫn không được như mong muốn. Nếu tình hình này nếu cứ kéo dài thì giáo viên sẽ rất mệt mỏi".

{keywords}
Lớp học trực tuyến kết hợp trực tiếp (ảnh: Quỳnh Trang)

Cùng cảnh ngộ trên, cô giáo Trần Thị Trang (Hà Nội) chia sẻ lớp cô hơn 40 học sinh thì có đến 20 học sinh F0 và F1 không đến lớp nên cô vừa phải dạy trực tuyến vừa dạy trực tiếp. Có hôm tiết 1 cô Trang dạy trực tiếp, tiết 2 lại dạy trực tuyến lớp khác, sang tiết 3 lại tất tả chạy về lớp mình chủ nhiệm để dạy trực tiếp rồi livestream cho các bạn ở nhà, quay cuồng giữa trực tiếp và trực tuyến, chạy hết lớp nọ đến lớp kia.

Điều cô Trang đặt ra là chất lượng học của học sinh liệu có thực sự được đảm bảo nếu duy trì việc dạy "on-off" như hiện nay hay không trong khi cả giáo viên và học sinh rất áp lực.

“Khi cùng lúc dạy "on - off", giáo viên phải xoay đủ kiểu, lúc viết trên bảng, khi lại viết trên máy tính, không thể nào quan tâm được hết các học sinh. Nếu học nửa trực tuyến, nửa trực tiếp thì theo tôi nên để cả lớp học trực tuyến, giáo viên vừa đỡ vất vả soạn giáo án song song mà học sinh cũng tập trung hơn, hình ảnh âm thanh cũng được rõ nét hơn vì mạng ở nhà bao giờ cũng tốt hơn ở trường có vài chục máy tính truy cập một lúc”, cô Trang nói.

Ông Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Lomonoxop (Q.Nam Từ Liêm) cho biết, mỗi khối của trường này có một lớp dạy học trực tuyến dành cho học sinh F0, F1 nhưng với tình hình F0 tăng nhanh, nhà trường có thể sẽ phải tăng tối đa lên mỗi khối có 3 lớp học trực tuyến. Nếu vậy, việc học lại trở về gần như trạng thái chủ yếu học trực tuyến, bởi với cách dạy như hiện nay, giáo viên rất căng, hầu như không có thời gian nghỉ giữa giờ. Đặc biệt, nếu giáo viên thành F0 thì sẽ thiếu người dạy.

Quay cuồng ứng phó với Covid-19 trong trường học

Quay cuồng ứng phó với Covid-19 trong trường học

Với số ca F0 tăng nhanh trong trường học, nhiều cơ sở giáo dục phải đối mặt với áp lực chưa từng có khi vừa dạy học trực tiếp vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch.  

Hoàng Thanh 

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !