Ép con ăn cốm vi sinh: Trẻ nhập viện vì loạn khuẩn

Mỗi khi con biếng ăn các bậc cha mẹ lại nghĩ ngay đến các loại cốm vi sinh giúp con có thể ăn ngon miệng hơn, thậm chí có bé không thể rời xa cốm vi sinh hay ăn chóng lớn.
Trẻ chỉ ăn khi có cốm vi sinh

Hiện nay trên thị trường có hàng chục các loại cốm vi sinh cho bé lười ăn khác nhau các loại cốm này được quảng cáo như một thần dược giúp trẻ tăng cường trí thông minh, bổ sung các khoáng chất cần thiết đặc biệt đánh trúng tâm lý của nhiều bậc cha mẹ đó là giúp bé hay ăn, ngon miệng hơn, giảm ra mồ hôi trộm.

Mỗi hộp cốm vi sinh đều có giá từ 100 đến 500 nghìn đồng tùy từng loại cốm. Theo khảo sát của chúng tôi, cốm vi sinh bé ăn ngủ ngon Sao Việt có giá 145 nghìn đồng/hộp, cốm Kidlac có giá 300 nghìn đồng/hộp, cốm vi sinh Bio-acimin giá 135 nghìn đồng/hộp... đa số các loại cốm đều có giá cao vì đây được quảng cáo là thực phẩm chức năng tùy từng nơi sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Mai Lan (trú tại Tân Mai, Hà Nội) cho biết con gái chị đã hơn hai tuổi nhưng ngày nào bé cũng ăn cốm vi sinh để bồi dưỡng các khoáng chất có cơ thể. Chị kể ra một loạt chất như B1, B3, B6, Mg, Kẽm.... đủ các loại chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Con gái chị 27 tháng nặng 14 kg. Với cân nâng và chiều cao hiện tại của bé chị Lan hoàn toàn yên tâm về chế độ dinh dưỡng chị đang bồi bổ cho con mình.

Kể về hành trình ép con ăn cốm, chị Lan nói "Khi cháu được 8 tháng nặng chỉ được hơn 7kg. Ai gặp cũng chê còi, tôi đưa đi khám dinh dưỡng bác sĩ bảo không bị suy dinh dưỡng nhưng con bé quá nên tôi mua cốm cho con ăn. Từ đó, cháu vừa uống được sữa hơn, vừa ăn tốt. Nếu bỏ cốm khoảng 1 tuần là cháu lười ăn lắm nên tháng nào cháu cũng ăn hết một hộp cốm vi sinh to".

Ép con ăn cốm vi sinh: Trẻ nhập viện vì loạn khuẩn - ảnh 1
Trẻ điều trị tại khoa Nhi -  Bệnh viện Bạch Mai
Còn trường hợp của gia đình nhà chị Nguyễn Thị Hạnh (Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) cũng tương tự. Chị Hạnh kể về các loại cốm vi sinh con chị đã thử dùng và hiệu quả ra sao. Nhưng đến nay cháu bé 19 tháng tuổi vẫn chỉ được 9kg. Ám ảnh con còi cọc, ai mách loại gì giúp trẻ tăng cân chị đều mua về cho con. Đến nay, bé nhà chị cũng rơi vào cảnh thiếu men vi sinh là không ăn, giấc ngủ chập chờn.

Đang điều trị bệnh tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, con trai chị  Phạm Thanh Hằng 7 tháng tuổi, quê ở Khoái Châu, Hưng Yên mắc các triệu chứng tiêu chảy lâu ngày không khỏi. Chị Hằng kể lúc đầu các cụ bảo con đi tướt ngồi nên chị cứ để trẻ đi tự nhiên. Hai mươi ngày sau chị mới mua các loại men vi sinh về cho con cả dạng nước, dạng cốm nhưng bệnh không hết. Thấy bé có vẻ không chịu chơi, chị Hằng đưa con đến khám bác sĩ. Tại đây cháu được chẩn đoán loạn khuẩn đường tiêu hóa có thể do chị Hằng cho cháu uống quá nhiều men vi sinh.

Cốm vi sinh lợi bất, cập hại

Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết cho đến nay qua thực tiễn khám chữa bệnh ông nhận thấy trẻ lười ăn hơn vì được cha mẹ cho uống, ăn nhiều cốm vi sinh, men vi sinh. Trong quá trình điều trị một số trẻ bị rối loạn cần bổ sung thêm men vi sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định. Nhưng thực tế thì các ông bố, bà mẹ đều tự mình đi mua men vi sinh từ dạng cốm đến dạng nước cho con uống với hi vọng như lời quảng cáo.

PGS Dũng nhấn mạnh: "Cốm thường rất dễ hút ẩm, hơn nữa trong thành phần của các loại cốm vi sinh thường có nhiều đường chẳng khác nào bim bim nên trẻ ăn  nhiều, uống nhiều thành ra chán ăn các loại khác. Cốm vi sinh không hề kích thích trẻ hay ăn như quảng cáo nên các bậc cha mẹ không nên quá đặt niềm tin vào cốm vi sinh sẽ là điều thần kỳ để nuôi con khỏe, con thông minh".

Việc lạm dụng men vi sinh kéo dài khiến trẻ bị phụ thuộc và khi không có men sẽ không ăn. Lâu dần, cơ thể không sản sinh, hoặc sản sinh ít enzym có tác dụng kích thích tiêu hóa.

Hơn nữa, hiện nay trên thị trường đang loạn các loại cốm vi sinh cho trẻ từ các nhà sản xuất, hàng nội, hàng ngoại đó là còn chưa kể đến hàng nhái, hàng lậu tuồn ra thị trường. Vì thị trường cốm vi sinh khá "màu mỡ" nên hầu như ở bất cứ đâu người dân cũng có thể mua được cốm vi sinh cho con mình.

PGS Dũng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên mua cốm vi sinh cho con ăn để tránh trường hợp mất tiền mua cốm mà không được như mong đợi đã quảng cáo.

Khánh Ngọc

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !