Đường trở về gập ghềnh của nạn nhân buôn người
Đắng cay vì bị chồng lừa
Chị Mai Thị Ng. sinh năm 1978 quê Thái Bình là một trong những nạn nhân của nạn buôn người. Hơn 10 năm sống ở xứ người khi quay về quê hương chị không còn đường nào để đi.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chị Ng. rơi vào cảnh bơ vơ giữa quê hương. Một lần nghe đài, chị nghe có trung tâm chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ yếu thế ở Hà Nội, chị đã khăn gói tìm đến trung tâm này. Đến đây, điều bất ngờ là chị được coi là một người bình thường. Chị đã được học nghề và được giới thiệu việc làm sau khi vào trung tâm.
Trường hợp của Ngô Thị Th. sinh năm 1998, trú tại Sơn La không may mắn bị lừa bán sang Trung Quốc từ năm 15 tuổi. Đến khi được giải cứu đưa về Việt Nam, Th. cũng bơ vơ không biết làm nghề gì. May mắn, em được các cán bộ đưa về ngôi nhà nhân ái của tỉnh Lào Cai để tạm trú và tại đây em được học việc, được giới thiệu đi làm.
Cần quan tâm hơn nữa
Một cán bộ của Ngôi Nhà Bình Yên thuộc Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam tâm sự các nạn nhân của việc buôn bán người thường đều đã từng phải trải qua tình trạng bị cưỡng bức; bị tra tấn; nợ nần; bị giam cầm bất hợp pháp; bạn bè và gia đình bị đe doạ; bị bạo lực về thể chất, tình dục và tâm lý.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết - Giám đốc trung tâm bạo hành giới huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết hiện nay các chương trình được chính phủ thực hiện giúp những người là nạn nhân của nạn buôn người như hỗ trợ nạn nhân gắn với công tác tiếp nhận; hỗ trợ nạn nhân.
Mô hình Trung tâm nhà tạm lánh dành cho nạn nhân; lồng ghép việc hỗ trợ nạn nhân trở về với các chương trình hoạt động của Hội Phụ nữ địa phương như: Dạy nghề cho lao động nữ, cho vay vốn xoá đói giảm nghèo (trong đó có phụ nữ nguy cơ, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ bị buôn bán trở về, gia đình nạn nhân) gắn với truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng sống. Riêng đối với các trường hợp nạn nhân trở về có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, một số địa phương đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế để có gói hỗ trợ trị giá từ khoảng từ 300 đến 500 USD…
Tuy nhiên, các chương trình, dự án được triển khai tại nhiều địa phương không mang tính bền vững khi mà thời gian triển khai dự án ngắn, đối tượng hưởng lợi bị hạn chế. Khi dự án kết thúc thì các đối tượng không thể tự lập cho cuộc sống của mình. Hoặc có những chương trình như đào tạo nghề lại chưa xem xét tới yếu tố phù hợp của nghề đào tạo với điều kiện thực tế của địa phương nên học viên sau khi được đào tạo cũng không thể vận dụng để sinh sống. Hơn nữa, nạn nhân bị buôn bán chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thái độ, kiến thức và hành vi của cộng đồng đối với họ. Chính vì thế, nếu chỉ tập trung vào nạn nhân mà không có những hoạt động tác động vào cộng đồng nơi nạn nhân sinh sống thì khả năng nạn nhân tiếp tục bị buôn bán hoặc rời bỏ cộng đồng là rất cao. Trong các hình thức hỗ trợ trê