Đồng Nai: Nỗ lực xây dựng quảng bá sản phẩm OCOP nâng tầm thương hiệu nông sản địa phương

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh đã được kết nối đưa vào tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, cửa hàng... và được người tiêu dùng trong cả nước biết tới.

 
Năm 2021, giống các mặt hàng nông sản của cả nước nói chung, Đồng Nai nói riêng cũng luôn bấp bênh, luẩn quẩn “được mùa - mất giá” trong nhiều năm chưa tìm ra lối thoát ra.
 
Để hỗ trợ người dân tiêu thụ các sản phẩm trong tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai đã liên tục triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ các đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực, địa bàn và quy mô khác nhau ổn định thị trường, giúp doanh nghiệp kết nối, tiêu thụ hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối.

Năm 2021, mặc dù dịch bệnh phức tạp nhưng Sở Công Thương đã phối hợp các sở, ngành, địa phương vận động các hợp tác xã thương mại dịch vụ tham gia chương trình ổn giá.

Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại như tổ chức 12 đoàn với hơn 100 đơn vị gồm các đơn vị sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp chế biến của tỉnh tham gia hội nghị kết nối cung cầu; phối hợp các đơn vị có liên quan hỗ trợ kinh phí cho 40 lượt hợp tác xã, doanh nghiệp, 78 gian hàng tham gia 03 đợt hội chợ triển lãm trong tỉnh; tổ chức gian hàng chung cho 336 lượt HTX/doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai tham gia 78 đợt hội chợ và hỗ trợ kinh phí cho 336 lượt hợp tác xã, doanh nghiệp.

{keywords}
Đồng Nai: Nỗ lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP

Ngoài ra, Sở Công Thương còn tổ chức 4 cuộc hội nghị, liên kết giao thương Đồng Nai - Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Lăk nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, nông dân trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng tiêu thụ nông sản phẩm thực phẩm, rau quả an toàn vào hệ thống chợ đầu mối, siêu thị và kênh phân phối truyền thống. Phối hợp Vụ Thị trường Trong nước, Bộ Công Thương tổ chức “Chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa và đặc sản vùng miền thông qua hệ thống chợ (PMAX) - Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây.
 
Xây dựng quảng bá sản phẩm OCOP

 Đặc biệt, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện các chương trình nhằm hỗ trợ xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương. Từ năm 2021-2025: Triển khai thực hiện Kế hoạch 3437/SCT-KH ngày 21/9/2020 của Sở Công Thương về Kế hoạch thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” giai đoạn 2021-2025.

Nhờ đó, các sản phẩm OCOP của tỉnh đã  được kết nối sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị BigC và Lottte Mart để phục vụ cho Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh vào ngày 12/11/2020 tại Sở Công Thương. Qua đây đã kết nối thành công được 9 đơn vị với 28 sản phẩm vào siêu thị BigC; và 11 đơn vị với 40 sản phẩm vào Lottte Mart.  

Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trao đổi, tư vấn và kết nối đưa hàng hóa, sản phẩm kinh doanh trên nền tảng trực tuyến với sự tham dự của hơn 80 người.

Tổ chức đầu tư, khánh thành và đưa vào khai thác 2 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại: Khu du lịch Bửu Long, thành phố Biên Hòa đang trưng bày và bán 28 sản phẩm OCOP; Khu du lịch Thác Đá Hàn, huyện Trảng Bom đang trưng bày và bán 61 sản phẩm OCOP. Ngoài ra, phối hợp với các siêu thị trên địa bàn tỉnh thực hiện các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP như tại siêu thị Big C Đồng Nai, siêu thị Big C Tân Hiệp, siêu thị LotteMart, siêu thị MM Mega Matket có 21 sản phẩm OCOP tỉnh đang được bán tại đây.

Đến nay, qua Sở Công Thương tỉnh, đã có  30 lượt chủ thể sản phẩm kinh doanh OCOP tỉnh tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Từ năm 2020, Sở Công Thương đã hoàn thiện xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao giá trị hàng hóa, sản phẩm địa phương tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời đại công nghiệp 4.0.

Sau gần 03 năm triển khai, các sản phẩm tham gia chấm điểm, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận.Thông qua hoạt động đánh giá sản phẩm OCOP này góp phần làm gia tăng lòng tin của người tiêu dùng trên thị trường khi mà vấn nạn hàng gian,hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan. Người tiêu dùng trong tỉnh cũng dần quen thuộc với các sản phẩm OCOP tại địa phương hơn.

Khánh Chi  

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !