Thanh Hóa: Cầu treo hư hỏng lật nghiêng, hàng nghìn người dân 'ớn lạnh' qua sông bằng đò

Nước lũ dâng cao khiến cây cầu treo Phú Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) bị lật nghiêng, hư hỏng nặng. Người dân thì hàng ngày phải “gọi đò” qua sông dù biết hiểm nguy rình rập.

Tháng 8/2018, lũ lớn tràn về đã khiến cây cầu treo bản Pan (hay còn gọi cầu treo Phú Xuân, thuộc xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị cuốn lật nghiêng, hư hỏng nặng.

{keywords}
 Đã hơn 2 năm trôi qua, chiếc cầu bị lũ cuốn lật nghiêng, hư hỏng nặng nhưng đến nay vẫn chưa được sửa chữa, tháo dỡ.

Đây là cây cầu bắc qua sông Mã, nối quốc lộ 15A với bên hữu sông Mã phục vụ nhu cầu đi lại cho hơn 250 hộ dân với khoảng 1.100 nhân khẩu của các bản Phé, Bá, Mí (xã Phú Xuân), giúp cho việc giao thương, buôn bán được thuận lợi.

Tuy nhiên, đã hơn 2 năm trôi qua, cây cầu này vẫn chưa được sửa chữa khiến cho việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ghi nhận của PV những ngày đầu tháng 10/2020, mặt cầu treo bị lật nghiêng không thể qua lại được, trụ cầu bị kéo gãy ở bên tả, dây văng bị đứt, nhiều đoạn tấm lát mặt cầu bị mất, lan can hư hỏng gãy đổ, cầu võng xuống sông...

Được biết, cầu treo Phú Xuân được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng, nguồn vốn từ chương trình 135 do UBND huyện Quan Hóa làm chủ đầu tư và đưa vào sử dụng từ năm 2000.

{keywords}
 Mặt cầu nhiều đoạn mất đi tấm lát.
{keywords}
 Hàng ngày, người dân phải đi đò để qua sông Mã.

Ông Hà Văn Tuấn (Trưởng bản Phé, xã Phú Xuân) cho biết: Sau khi đưa vào sử dụng từ năm 2000, cuộc sống của người dân thay đổi nhiều, việc giao thương buôn bán với bên ngoài cũng đỡ vất vả, giá cả các mặt hàng bình ổn hơn, học sinh, giáo viên đi học, giảng dạy cũng đỡ khó khăn.

“Đã hơn 2 năm trôi qua cây cầu vẫn chưa được sửa chữa khiến người dân vô cùng lo lắng khi hàng ngày phải đi thuyền qua sông, nhất là những ngày nước sông dâng cao rất nguy hiểm. Dẫu biết vậy nhưng chúng tôi không còn đường nào khác để qua sông”, ông Tuấn lo lắng nói.

Là người lái đó túc trực ở bờ sông 24/24h để đưa người dân qua sông, ông Hà Văn Lâm chia sẻ: “Hàng ngày tôi đưa khoảng 300-400 lượt người qua sông để đi làm việc, đi rừng chặt luồng, thăm nương rẫy. Mùa khô nước sông cạn thì bình thường nhưng mùa mưa lũ nước dâng cao đẩy thuyền chòng chành rất khó điều khiển. Việc qua sông như vậy rất nguy hiểm”.

{keywords}
 Nhiều mối nối các thanh cầu bị bong.
{keywords}

  Trụ cầu bị kéo nghiêng hẳn về một phía.

Chính quyền địa phương đã đầu tư máy nổ, xuồng, áo phao để người dân có thể qua sông an toàn, hạn chế nguy cơ tai nạn. Khi trời mưa lớn, nước sông dâng cao, chính quyền địa phương thông báo cho người dân không được qua sông, đồng thời cắt cử lực lượng chức năng túc trực ở bờ sông để không cho người dân 2 bên qua lại.

“Cầu treo hư hỏng khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa nước lũ dâng cao. Tuy nhiên, việc sửa chữa hay xây dựng cầu treo mới là việc làm "quá tầm tay" của chính quyền địa phương. Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức năng về sự việc trên nhưng đến nay vẫn chưa có gì thay đổi”, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân bà Bà Phạm Thị Tuyết nói.

Theo UBND huyện Quan Hóa, chính quyền địa phương cũng đã làm tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Tài chính về việc thanh lý, tháo dỡ cầu treo thuộc xã Phú Xuân để thực hiện việc xây dựng cầu cứng bắc qua sông Mã.

Trần Nghị

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đang cập nhật dữ liệu !