DN xuất khẩu lao động tố lên Bộ trưởng chuyện “trên rải thảm, dưới rải đinh"
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã mạnh dạn kể chuyện thực tế xung quanh công tác tuyên truyền và tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa phản ánh, thực tế hoạt động tuyển dụng lao động đi XKLĐ của DN còn gặp nhiều cản trở, khó khăn trong việc tiếp xúc với người dân để tuyển dụng.
Theo ông Minh, một thực tế hiện nay mà hầu như DN nào cũng gặp phải là tình trạng cấp “giấy phép con”.
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động bức xúc khi “trên thì rải thảm, dưới thì rải đinh” |
“Doanh nghiệp chúng tôi có đơn hàng đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước phê duyệt tới một số địa phương để tiếp cận người lao động. Khi triển khai, tỉnh thì cho phép nhưng cứ xuống huyện là mắc; đặc biệt các huyện ở miền Tây, Tây Nguyên... họ bảo cái này phải chờ họp. Vì thế, có lúc chúng tôi “nằm” ở huyện tới 3 tháng vẫn không tiếp xúc nổi với người dân…”, ông Minh kể.
Do đó, ông Minh kiến nghị, cho phép chỉ cần có công văn đồng ý của tỉnh là DN có thể tuyển dụng. Đến đây, Bộ trưởng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội, ông Đào Ngọc Dung phải hỏi: “Tại sao lại phải có công văn, công văn của ai và ai quy định cái này?”.
Ông Minh trả lời: “Báo cáo với Bộ trưởng cái này là luật bất thành văn. DN đều phải kết nối với địa phương, tôi tin rằng đơn vị nào ở đây cũng chịu tình cảnh tương tự”.
Dẫn chứng thêm, ông Minh kể: Có lần công ty cử cán bộ đi tỉnh làm việc xin phép tuyển dụng lao động còn có tỉnh không cho vào. Thậm chí, có đồng chí chủ tịch còn nói với cán bộ của tôi rằng: “Nhiều năm nay không có xuất khẩu lao động cũng không chết ai cả. Muốn vào huyện này phải chờ thường vụ họp cho ý kiến, mà thường vụ thì không biết lúc nào mới họp. Có thể nói là “trên thì rải thảm, dưới thì rải đinh”.
Chưa hết, ông Minh còn kể chuyện khôi hài khi có cán bộ DN đi tuyên truyền về XKLĐ đã bị công an xã, huyện, bắt nhốt ở địa phương vì cho là lừa đảo. Hôm sau công ty phải cử người can thiệp, nhờ một đồng chí Phó Chủ tịch xuống tận nơi để giải cứu thì mới được thả. Trong khi đó, theo ông Minh, không luật nào cấm DN gặp người dân để tuyển lao động đi xuất khẩu cả, mà nếu không được gặp người dân thì DN không thể tuyển được lao động.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, từ 11 các loại văn bản cam kết tích hợp vào, phấn đấu tối đa một địa bàn thị trường chỉ còn 1 văn bản hướng dẫn, tối đa là 2 văn bản. |
Cũng liên quan đến “giấy phép con” ông Đàm Trung Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP dịch vụ nhân lực Toàn Cầu cho hay: “Tôi bị khống chế 3 vấn đề ở “giấy phép con”, đó là khống chế thời gian, chỉ có thời hạn 6 tháng; giấy phép chỉ giới hạn trong 3 huyện và chỉ được tuyển 100 người chứ không được hơn. Tóm lại, nếu không có tiền thì ở một số tỉnh không cho giấy phép”.
Trong khi đó, ông Vũ Công Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD thì cho biết, một số DN XKLĐ đang cạnh tranh không lành mạnh, hay tăng phí. Còn phía người lao động đi xuất khẩu cũng có nhiều vấn đề như trình độ tay nghề thấp, nôn nóng muốn đi nhanh, đi những thị trường có thu nhập cao mà không cần qua đào tạo nghề. Khi người lao động vi phạm gần như không được xử lý, còn nếu có vấn đề gì xảy ra DN lại luôn phải bảo vệ người lao động.
Trước ý kiến của các DN, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, lãnh đạo Bộ và các cơ quan chức năng luôn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của DN. Bên cạnh việc đánh giá lại những tác động của việc thực hiện Luật trong thời gian qua, sẽ rà soát các hệ thống văn bản dưới luật; nếu thông tư, nghị định nào bất cập đề nghị thay đổi, chỉnh sửa.
Bộ trưởng cho biết, sẽ kiên quyết loại bỏ tất cả các loại văn bản có tính chất tạm gọi là “giấy phép con”, theo cách: Đối với những quy định thủ tục về phía đối tác mà rắc rối, rườm rà, bất hợp lý kiên quyết đàm phán để loại bỏ. Về phía cơ quan quản lý, từ 11 các loại văn bản cam kết tích hợp vào, phấn đấu tối đa một địa bàn chỉ còn 1 văn bản hướng dẫn, tối đa là 2 văn bản, nhất là ở địa bàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan…
Đồng thời, Bộ cũng sẽ có văn bản sớm để hướng dẫn, gửi Chủ tịch UBND các địa phương nhằm tạo điều kiện cho DN tiếp cận thị trường, tiếp cận lao động và công khai minh bạch trong tuyển dụng lao động.
Mặt khác, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, với tinh thần đẩy cao công khai minh bạch về thông tin, đặc biệt Cục Lao động ngoài nước phải chú ý, tiến tới sẽ cấp giấy phép qua mạng internet không cần mang hồ sơ để chống phiền nhiễu, tiêu cực.
“Nếu như đơn vị nào, cán bộ nào của Bộ LĐ-TB&XH vòi vĩnh, tiêu cực các đồng chí báo trực tiếp cho tôi, tôi sẽ xem xét xử lý tất cả các trường hợp vi phạm. Địa phương nào mà có vấn đề gì khó khăn, cản trở công việc của DN thì cứ báo về Bộ, vấn đề nào trong phạm vi của Bộ thì Bộ sẽ giải quyết, vấn đề nào vượt thẩm quyền, Bộ sẽ báo cáo lên Thủ tướng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thẳng thắn.
Căn hộ Sun Group ở Hà Nam ‘chạm’ tới giấc mơ mua nhà của người trẻ
Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam
SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh
Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property
Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm
Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại
Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai
Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững
Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia
Đang cập nhật dữ liệu !
Đang cập nhật dữ liệu !