Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống trà gừng mỗi ngày?

Trà gừng là loại đồ uống có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng nên sử dụng ở mức độ vừa phải.

Trà gừng thường được coi là an toàn cho hầu hết mọi người khi uống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu có ý định dùng nhiều, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Lợi ích 

Theo Medicinenet, một tách trà gừng mỗi ngày có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn và ngăn ngừa chứng khó tiêu, buồn nôn và ợ chua. Tình trạng ốm nghén có thể thuyên giảm bằng cách kết hợp một thìa nước ép bạc hà, chút cốt chanh, một thìa mật ong với trà gừng.

tra gung 1.jpg
Trà gừng là thức uống được yêu thích vào mùa đông. Ảnh: Times of India

Ngoài ra, gừng có thể tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó chống lại một số bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. Gừng chứa vitamin C và B6, magie, một lượng nhỏ sắt và canxi. Các loại dầu dễ bay hơi và hợp chất phenol trong gừng bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh mùa đông. Trà gừng có thể trị ho, cảm lạnh, viêm họng, thở khò khè và các vấn đề về hô hấp khác.

Gingerol là hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng trong gừng, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột, có lợi cho những người bị trào ngược axit, khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày.

Ngoài ra, uống trà gừng đều đặn hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường; giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, giải quyết cơn buồn nôn do hóa trị; ngăn ngừa và chống lại bệnh ung thư; giảm chứng chuột rút kinh nguyệt; ngăn chặn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân; làm chậm tác động của lão hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

Tác dụng phụ 

Trà gừng - dù từ gừng tươi hay dạng túi lọc mua ở cửa hàng - đều có thể có một số tác dụng phụ. Nghiên cứu cho thấy, các phản ứng này có thể xảy ra khi ăn quá nhiều gừng mỗi ngày. Đó là khó chịu ở bụng, rối loạn nhịp tim, suy nhược hệ thần kinh, buồn nôn, ợ nóng, kích ứng miệng, cổ họng. 

tra gung 2.jpg
Bạn không nên ăn quá 5g gừng mỗi ngày. Ảnh: Pharmeasy

Gừng không được khuyến cáo cho những người có tổn thương viêm loét đường tiêu hóa. Nếu bạn bị tiểu đường và đang dùng thuốc, gừng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 

Theo Medicalnewstoday, gừng ức chế thromboxane tiểu cầu. Đây là chất khiến máu đông lại và làm co mạch máu. Do đó, Trung tâm Quốc gia Mỹ về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (NCCIH) cho biết, có những lo ngại rằng gừng có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu. 

Vì lý do này, mọi người nên tránh tiêu thụ gừng trước khi phẫu thuật. Những người bị rối loạn chảy máu cũng nên đề phòng. Gừng có thể giúp giảm ốm nghén nhưng thai phụ vẫn cần nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ thứ gì vào chế độ ăn uống vì mỗi giai đoạn thai kỳ đều khác nhau.

Nên ăn bao nhiêu gừng mỗi ngày?

Các bác sĩ khuyên không nên ăn quá 5g gừng tươi mỗi ngày. Người mang thai hãy giới hạn bản thân ở mức 1g chiết xuất gừng mỗi ngày. Không nên pha trà gừng cho trẻ dưới hai tuổi.

Có một điều bạn phải ghi nhớ, đừng dựa hoàn toàn vào các biện pháp chữa trị tại nhà để kiểm soát bất kỳ căn bệnh nào. Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ thuốc được kê đơn. Ngoài ra, việc có một lối sống lành mạnh có thể có tác động tích cực đáng kể đến sức khỏe của bạn.

Uống trà gừng không có hại gì, nhưng vấn đề sẽ nảy sinh khi tăng liều lượng. Tiêu thụ quá mức bất cứ thứ gì, dù tốt cho sức khỏe đến đâu, đều gây ra phản ứng ngược. 

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !