Đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP

Dự thảo Nghị định sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU.

{keywords}
Đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP. (Ảnh minh họa)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Bộ này đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị định sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn cho những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Theo Bộ này, dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu đối với cả những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định EVFTA, trong đó dự kiến bao gồm các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).

Do vậy, Bộ đề xuất ý kiến về việc sửa tên của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP theo một trong hai phương án. Phương án 1: Nghị định hướng dẫn thực thi điều ước quốc tế về đấu thầu. Phương án 2: Nghị định hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

Để tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, Dự thảo Nghị định dự kiến quy định theo hướng: Về tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp dịch vụ (dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn và dịch vụ xây dựng): Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục II, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự. Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục III, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự.

Về tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp hàng hóa: Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu.

Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục III, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu.

Minh Thư

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !