“Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”: Giảm thiểu tổn thương cho cá nhân và cộng đồng

Cách thức tiếp cận của các thành viên dự án sẽ giúp tối đa hóa những nỗ lực chung trong việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và nguy cơ trở thành nạn nhân của mua bán người và nô lệ thời hiện đại.

Tối 21/7, Trung tâm văn hóa - điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Đức Thọ tổ chức buổi tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của người dân đối với tội phạm mua, bán người và nô lệ thời hiện đại.

Chương trình được thể hiện bằng hình thức sân khấu hóa với tiểu phẩm “Thức tỉnh” của tác giả Nghệ nhân ưu tú Tiến Khởi, đạo diễn Quang Tứ.

Chuyện kể về một gia đình có con em nhập cư sang Anh bằng con đường trái phép, không may bị các đối tượng môi giới, buôn người lừa bán làm nô lệ cho người nước ngoài. “Tiền mất, tật mang”, gia đình vô vọng ngóng trông tin tức từ đứa con tội nghiệp.

{keywords}
Một hình ảnh trong tiểu phẩm "Thức tỉnh".

Vở kịch là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều gia đình mong muốn con em mình xuất ngoại ra nước ngoài làm giàu mà không lường trước được những thủ đoạn mà bọn buôn người tạo ra.

Bên cạnh đó, buổi tuyên truyền này còn cung cấp những thông tin hữu ích tới cho người dân; những ai đang có xu hướng muốn đi làm ăn ở các nước khác cần nắm bắt thông tin, tiếp cận những địa chỉ xuất khẩu lao động đáng tin cậy, không để rơi vào hoàn cảnh “tiền mất, tật mang”, phải chịu áp bức bóc lột lao động, bị đánh đập dã man, bị dồn nén đến bước đường cùng, không lối thoát.

Buổi tuyên truyền tổ chức tại sân vận động xã Tân Dân với hình thức thể hiện xúc động, hấp dẫn, đã thu hút rất đông người dân trong huyện Đức Thọ đến theo dõi. Những nội dung, thông điệp được thể hiện trong chương trình sẽ góp phần tạo được sự chuyển biến rộng rãi trong nhận thức và hành động của cả người dân và chính quyền địa phương; hướng tới mục tiêu, huy động được sức mạnh tập thể trong đấu tranh, ngăn chặn nạn mua bán người.

Buổi tuyên truyền là một trong những hoạt động thực tiễn nằm trong Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” do Bộ Nội vụ - Vương quốc Anh tài trợ. Dự án là một trong những nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức Di cư Quốc tế, tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision), Hội đồng Anh và các cơ quan Chính phủ Việt Nam.

Dự án thông qua hợp tác nhiều bên, hướng đến việc thay đổi hành vi, thúc đẩy các cơ hội sinh kế thay thế, tăng cường tiếp cận với hệ thống tư pháp địa phương cũng như các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân. Cách thức tiếp cận sẽ giúp tối đa hóa những nỗ lực chung trong việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và nguy cơ trở thành nạn nhân của mua bán người và nô lệ thời hiện đại.

Cũng trong khuôn khổ Dự án, giữa tháng 7/2020, Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp cùng Tổng đài Quốc gia 111 tổ chức buổi tập huấn nâng cao năng lực cho các tổng đài viên, tư vấn viên đường dây nóng, hướng tới tham vấn hiệu quả cho các nạn nhân người Việt Nam bị buôn bán tại nước ngoài.

Tham dự buổi tập huấn có các tổng đài viên, cộng tác viên đường dây nóng 111 và đường dây nóng của các tỉnh thuộc địa bàn dự án (Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh); đại diện các cơ quan phụ trách công tác xác minh và hỗ trợ đối tượng đích; đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an); Phòng Di cư quốc tế (Bộ Ngoại giao); Công an các tỉnh, thành phố...

Các nội dung trong buổi tập huấn giúp các học viên nâng cao năng lực trong việc nhận diện và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán, từ đó cải thiện tính chủ động của các nạn nhân trong việc tiếp cận và tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ quan chức năng.

Được biết, tổ chức World Vision tại Việt Nam là tổ chức hoạt động thông qua các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu vùng xa, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, dân tộc hay giới.

Từ năm 1988, World Vision Việt Nam đã tổ chức các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, sau đó chính thức mở văn phòng đại diện ở Hà Nội vào năm 1990. Từ đó đến nay, World Vision Việt Nam đã phối hợp với Chính phủ và người dân Việt Nam triển khai các hoạt động tại 37 huyện của 19 tỉnh, thành phố trên cả nước, cùng các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác trong việc thực hiện các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách ở các cộng đồng còn đang gặp nhiều khó khăn.

Trong Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”, Tổ chức World Vision Việt Nam thực hiện Đề án 3: Hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân của mua bán người, thông qua việc xác định, bảo vệ, hỗ trợ và tái hòa nhập thành công cho nạn nhân hoặc người có nguy cơ bị mua bán theo từng trường hợp cụ thể trong thực tế.

P.Liên

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !