Dấu hiệu cho thấy trẻ đang dùng mạng xã hội không an toàn

Mạng xã hội là công cụ giúp cho trẻ tìm kiếm, học tập và làm việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu không biết kiểm soát thì công cụ này dễ gây nên tình trạng lệ thuộc và chi phối cuộc sống nhất là với trẻ em.

 

Có thể thấy, hiện nay trẻ ở tuổi mẫu giáo, tiểu học thường tìm đến các chương trình hoạt hình, video thiếu nhi có nhiều hình ảnh trực quan sinh động, âm thanh, chuyển động hấp dẫn.

Trong khi đó, tuổi vị thành niên và dậy thì, nhiều bạn trẻ lại tìm đến Internet như một kênh thông tin để khám phá thế giới. Cho con tham gia không gian mạng để học hỏi là tốt nhưng ít ai để ý rằng con cũng có thể gặp những nguy hiểm trên không gian ảo.

Cô Lê Thị Loan - Học viện Quản lý Giáo dục đã chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy con bạn bị bắt nạt trực tuyến cha mẹ nên chú ý để có thể bảo vệ con mình:

Các bố mẹ có thể đoán được con mình dành bao nhiêu tiếng mỗi ngày cho Internet. Nếu nhận thấy sự thay đổi đáng kể về thời lượng bé dùng thiết bị điện tử, kể cả tăng hay giảm, bạn nên kiểm tra xem con có bị bắt nạt trên mạng hay không.

Ngoài ra bố mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi tâm trạng không phải điều lạ, nhất là đối với trẻ tuổi teen. Tuy nhiên, ủ rũ sau khi sử dụng thiết bị điện tử có thể là dấu hiệu trẻ đang trải qua điều gì tồi tệ.

Trẻ bị bắt nạt trên mạng cũng dễ bị căng thẳng, lo hãi, hay giật mình hay đôi khi là đứa trẻ bí mật hơn về việc sử dụng thiết bị điện tử.

Để giấu việc mình bị bắt nạt trên mạng, trẻ có thể ra ngoài để dùng điện thoại, tắt các trang web ngay lúc thấy bố mẹ đi tới hoặc từ chối nói chuyện khi được hỏi làm gì trên máy tính, trẻ nhắc đến việc đang xử lý "rắc rối".

Đôi khi, trẻ muốn chia sẻ với bố mẹ về vấn đề bị bắt nạt nhưng không biết cách diễn tả chính xác. Thay vào đó, chúng nói về cách mình xử lý rắc rối, những câu nói xấu hay trò trêu ghẹo.

{keywords}
Ảnh minh họa

Cuộc sống bận rộn, không phải bố mẹ nào cũng có đủ thời gian để kiểm soát hoạt động của con trên mạng Internet. Để khắc phục điều này, cha mẹ có thể tạo ra một môi trường Internet an toàn ngay từ đầu để con không phải tiếp xúc với các thông tin xấu độc, hay có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động của con trên mạng bất cứ đâu, bất cứ khi nào. 

Đặc biệt, chuyên gia này cũng chỉ ra những học sinh truy cập Internet càng nhiều, kết quả học tập càng kém.

Theo lý giải các chuyên gia, khi trẻ dành phần lớn thời gian cho Internet, các con sẽ không còn sự tỉnh táo và tập trung cho việc học tập nên bố mẹ cũng cần có sự can thiệp sớm.

Để tránh được tình trạng này, bố mẹ nên thường xuyên với thầy cô giáo về tình hình học tập của con ở trên lớp. Nếu nhận thấy kết quả học tập của con sa sút trong thời gian con sử dụng Internet nhiều, cha mẹ cần phản ứng kịp thời. Thay đổi thói quen sử dụng là một trong những cách để con không rơi vào tình trạng "nghiện Internet" để rồi vô tình lại trở thành nạn nhân trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe, học tập, giao tiếp xã hội.

Tỷ lệ nghiện game online, nghiện mạng xã hội trở thành một vấn nạn. Do vậy, để có thể an toàn và vững vàng trên không gian số, người trẻ cần được trang bị năng lực thông tin (bao gồm năng lực tìm kiếm, thẩm định, đánh giá, sử dụng và trình bày thông tin); năng lực số để ý thức về dấu chân số và hình ảnh bản thân không gian mạng; các kỹ năng an toàn khi sử dụng mạng, cách thức ứng phó với các sự cố trên mạng.

Cần xuất phát từ những nhu cầu tâm lý của giới trẻ hiện nay để phát động thành những phong trào trên không gian mạng. “Dùng cái đẹp để dẹp cái xấu”. Ví dụ như, khi lo lắng về các vấn đề an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, khí hậu..., nhiều người trẻ thử nghiệm các phong cách sống khác nhau như “sống xanh”, “sống tối giản”, “sống khám phá thiên nhiên”, coi “chạy là lẽ sống”... Họ ủng hộ sự khác biệt giới tính, hôn nhân đồng giới, chuyển giới...

Vì vậy, cần có những chính sách khuyến khích thúc đẩy những lối sống lành mạnh, thúc đẩy phong trào bình đẳng giới, những tấm gương hy sinh vì cộng đồng trên không gian mạng để bài trừ văn hóa - lối sống không lành mạnh, nhất là trên mạng xã hội.

Hoàng Thanh

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !