Đắk Lắk: "Sốt đất" đi qua, nhiều gia đình điêu đứng

Giá đất tăng cao, nhiều người dân “đổi đời” sau khi bán đất. Tuy nhiên, tại huyện Cư M’gar, hệ lụy từ những cơn “sốt đất” đã khiến không ít gia đình lâm vào cảnh điêu đứng nhất là khi đến nay thị trường bất động sản đã “hạ nhiệt”

08:04, 25/10/2022

Bán đất mất luôn sinh kế

Những ngày cuối năm 2020, giá đất bắt đầu tăng cao, “cò đất” lùng sục khắp các vùng nông thôn, buôn làng cho đến ruộng rẫy.

Gia đình bà H’Bluen Niê ở buôn Sút H’Luốt (xã Cư Suê) có 3 sào cà phê trồng từ năm 1999. Năm nào được mùa thì cũng chỉ đủ chi tiêu. Năm 2020, giá đất tăng cao, thấy nhiều hộ trong buôn bán rẫy để xây nhà, mua ô tô và đi du lịch hưởng thụ, bà H’Bluen cũng đánh tiếng muốn bán đất.

Ngay lập tức, giới “cò đất” ào ào đến đặt vấn đề chốt giá. Nếu như những năm trước, mỗi sào đất ở vị trí đẹp trong buôn chỉ khoảng 100 triệu đồng, nay có người trả gần 600 triệu đồng, bà không ngần ngại bán cho một người ở TP. Buôn Ma Thuột. Số tiền bán đất, vợ chồng bà trả nợ ngân hàng 300 triệu, còn lại thì xây căn nhà cấp 4 cũng vừa hết.

Bà H’Bluen Niê ở buôn Sút H’Luốt (xã Cư Suê) bên cạnh lô đất đã bán nhưng người mua chưa trả lại sổ đỏ.

Điều đáng nói, trong 3 sào trồng cà phê của gia đình bà H’Bluen thì có 400 m2 đất thổ cư, khi thỏa thuận bán bớt 1 sào chỉ có 240 m2 thổ cư. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật, bà H’Bluen đã ký vào văn bản ủy quyền và giao giấy tờ cho người mua đi thực hiện các thủ tục tách thửa và sang tên. Thế nhưng, sau khi tách thửa xong, người mua trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại không còn đất thổ cư. Bức xúc, bà H’Bluên không chấp thuận và yêu cầu người mua phải hoàn trả lại phần thổ cư 160 m2 của bà như đã thỏa thuận ban đầu. Song đến nay, người mua đã bặt vô âm tín và chưa trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gia đình bà H’Bluen cũng không biết người mua đất hiện giờ ở đâu.

“Cơn “sốt đất” tại huyện Cư M’gar thời gian qua đã chi phối nhiều tầng lớp xã hội, làm biến động cả vùng nông thôn. Nhiều khu vực đất sản xuất bị phân lô dựng cọc, rào chắn rồi bỏ hoang, để lại nhiều hệ lụy, sinh kế người dân bị thay đổi....” - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư M’gar Nguyên Xuân Diện.

Cơn “sốt đất” cũng khiến gia đình ông T.V.H. ở thôn Hiệp Đoàn (xã Quảng Hiệp) lâm vào cảnh điêu đứng. Qua bao năm, cuộc sống kinh tế gia đình (gồm vợ chồng và hai đứa con) chỉ trông chờ vào 1 ha trồng cà phê xen tiêu. Thu nhập mỗi năm trừ chi phí đầu tư cũng không có dư nhưng cũng tương đối ổn định. Bỗng vào một ngày tháng 2/2022, có người đến hỏi mua đất (trên đất có căn nhà cấp 4 gia đình đang ở) để làm trang trại với giá 1,2 tỷ đồng. Vài ngày sau, liên tục có nhiều người từ nơi khác về hỏi mua với giá nhỉnh hơn. Cuối cùng, ông chốt bán toàn bộ tài sản trên với giá 1,5 tỷ đồng. Từ số tiền bán đất có được, ông trả nợ ngân hàng 400 triệu đồng, còn lại 1,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, lúc này, không thể mua nổi cơ ngơi như cũ, bởi khắp nơi giá đất đều được đẩy lên chót vót. Gia đình ông phải dắt díu nhau vào buôn vùng sâu của xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn) mua 3 sào điều với giá 800 triệu đồng. Số tiền còn lại, ông xây tạm căn nhà cấp 4 trên rẫy. Tiền hết, đất ít, không có vốn đầu tư tái sản xuất, hai đứa con phải xuống Bình Dương làm công nhân, vợ đi nhặt ve chai bán, ông H. ở nhà vừa chăn nuôi bò, vừa canh tác 3 sào rẫy.

Ôm đất gánh nợ

Trước đây, gia đình anh N.T.D. là hộ có kinh tế khá ở thôn 3, xã Ea Kpam nhờ trồng tiêu, cà phê. Tháng 4/2022, khi cơn "sốt đất" đang ở mức cao trào, anh D. quyết định gom hết vốn liếng và thế chấp ngân hàng căn nhà đang ở, cùng 2 ha vườn được tổng cộng hơn 2 tỷ đồng để đầu tư buôn đất. Sinh sống tại địa phương nên anh D. dễ dàng tiếp cận được những lô đất của người dân chưa qua môi giới. Mảnh đầu tiên anh lời 100 triệu đồng, mảnh thứ hai lời 150 triệu đồng mà chỉ cần đặt cọc và bán lướt cho người khác qua hợp đồng viết tay. Quá ham với lợi nhuận dễ dàng có được, anh D. đã bỏ làm rẫy lao vào guồng quay bất động sản mà không cần suy nghĩ khi xuống cọc. Đến khi, "ôm" một lúc 8 lô đất với khoản tiền cọc 2,5 tỷ đồng thì cơn "sốt đất" cũng bắt đầu hạ nhiệt. Đến hẹn trả tiền đất mà chưa bán được lô nào, anh D. đành ngậm ngùi mất cọc. Vợ con khóc lóc, đi đến từng chủ đất, xin lại tiền cọc nhưng không phải ai cũng thương tình trả. "Sốt đất" đi qua, gia đình anh D. từ một hộ khá, nay trắng tay lại phải ôm 2 tỷ đồng tiền nợ với lãi suất mỗi tháng gần 20 triệu đồng.

Người dân buôn Sút H’Luốt (xã Cư Suê) trao đổi về việc bán đất mất luôn sổ đỏ.

Ông Nguyên Xuân Diện, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư M’gar cho biết, thị trường bất động sản diễn ra sôi động trên địa bàn huyện bắt đầu từ khoảng năm 2020, đỉnh điểm là thời điểm tháng 9/2021 đến hết tháng 4/2022. Hiện nay, tình hình giao dịch mua bán đất đã lắng xuống. Đây là giao dịch dân sự, việc sang nhượng đất là quyền của công dân. Tuy nhiên, để làm tốt công tác quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng và hiện trạng sử dụng đất, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng, địa phương tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân trước khi sang nhượng đất cần cẩn trọng về mặt pháp lý, có kế hoạch sử dụng nguồn vốn để phát triển kinh tế lâu dài.

Sau sốt đất, nhà đầu tư chỉ muốn cất tiền chờ đợi

Hai năm qua, thị trường bất động sản tăng giá đột biến gần như không có căn cứ và rất ‘ảo’. Tâm lý nhà đầu tư hiện đang e ngại, chỉ muốn cất giữ tiền xuất phát từ yếu tố lạm phát, tâm lý chờ đợi nghe ngóng…

Theo Báo Đắk Lắk

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.