Khối u chiếm gần hết ruột chỉ vì những thói quen triệu người Việt Nam mắc

Ngày nào cũng uống rượu, ăn tiết canh, thịt đỏ, thịt nướng, lòng và phủ tạng động vật… người đàn ông có khối u chiếm gần hết chu vi lòng ruột, đêm nào cũng phải đi đại tiện tới 4- 5 lần vẫn 'không xong'.

Bác Sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa - Ngoại Tiêu Hoá 1 tại Bệnh Viện K cho biết, vừa mổ một ca bệnh đặc biệt với “quá nhiều khó khăn so với suy tính ban đầu”.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng bán tắc ruột, đại tiện rất khó khăn kèm theo ra máu. Kết quả hình ảnh nội soi cho thấy khối u rất lớn chiếm quá ¾ chu vi lòng đại tràng sigma khiến ống nội soi không thể đi qua để quan sát các phần còn lại của đại tràng (đại tràng trái, phải, ngang).

Bệnh nhân cao 1,7m nhưng chỉ nặng 48-50kg lại có lớp mỡ nội tạng nhiều và tổ chức mô, cơ quan lỏng lẻo, kém chắc và cực dễ chảy máu như vậy.

Bệnh nhân khi được phẫu thuật 

Đây là biểu hiện của một người lạm dụng rượu bia kéo dài hoặc có thể người bệnh đã sử dụng các thuốc chống viêm Corticoid không có sự kiểm soát thích hợp.

Không chỉ có vậy, bệnh nhân còn bị tắc ruột gây khó khăn tăng thêm gấp bội, lòng ruột chứa đầy phân đặc, quánh, nhất là phần đại tràng, phẫu trường chật chội, dụng cụ hạn chế.  

Thế nhưng BS Nam cùng kíp mổ vẫn kiên trì tới cùng với phương án cắt đoạn ruột, nối ngay để tránh cho người bệnh phải mang túi hậu môn nhân tạo, cho dù chỉ cần sơ sẩy chút thôi là nguy cơ phân, chất tiết tiêu hoá có thể trào ra gây nhiễm trùng ổ bụng.

Ca mổ kéo dài tới 5 tiếng so với chỉ 2-3 tiếng dự tính ban đầu. Thật may, cuối cùng người bệnh cũng có thể rời khỏi phòng mổ an toàn.

Sau ca mổ, bác sĩ cũng trao đổi với người nhà về diễn biến và những rủi ro, biến chứng có thể phải đối mặt trong suốt quãng thời gian hậu phẫu, đó là nguy cơ chảy máu, suy hô hấp, viêm phổi và đặc biệt là biến chứng rò miệng nối đại-trực tràng.

Và như những gì mình suy đoán, theo lời người nhà, bệnh nhân có tiền sử uống rượu bia trên 30 năm nay. Hầu như ngày nào  ông cũng uống, ít thì một vài chén còn nhiều thì đến gần nửa lít.

Nội tạng vẫn là món khoái khẩu của nhiều người 

Thêm vào đó, người bệnh rất thường xuyên sử dụng thuốc tự mua tại các cửa hàng thuốc mà không hề thăm khám tại các cơ sở y tế cũng như có đơn của bác sỹ, vì đã tự “chẩn đoán bệnh” cho bản thân rằng mình chỉ bị viêm khớp, viêm dạ dày, viêm phổi, cảm cúm…thông qua cô bán thuốc.

Không những thế, khi trao đổi kĩ về chế độ ăn hàng ngày của người bệnh, bác sĩ cũng giật mình khi biết sở thích ăn nhậu, tiết canh, thịt đỏ, thịt nướng thịt quay, lòng và phủ tạng động vật…. để cho chén rượu thêm phần đậm đà.

“Đây rõ ràng vẫn là thói quen gặp phải ở rất nhiều người Việt Nam, nhất là ở cánh đàn ông. Đó đều là những thực phẩm rất độc hại khi xâm nhập vào cơ thể trong một thời gian dài.

Và chỉ đến khi khối u đã to chiếm gần hết chu vi lòng ruột, mỗi đêm đều đi vệ sinh tới 4-5 lần mà vẫn khó khăn, gây nên cơn đau dai dẳng, người bệnh mới nghĩ tới việc đi khám.

Ở giai đoạn bệnh vừa muộn, nền tảng thể trạng lại quá rủi ro như thế này, khiến các bác sĩ như mình được phen “cưỡi sóng vượt nghìn trùng” với nhiều giông tố đáng kể”, BS Hải Nam cho hay.

Tuy nhiên, theo đánh giá của BS Hải Nam trên thực tế vẫn còn nhiều người giữ thói quen trong sinh hoạt, ăn uống độc hại như  trường hợp bệnh nhân này.

“Nếu các quý ông vẫn tiếp tục duy trì các thói quen lạm dụng rượu bia, thuốc lá, tự “kê đơn bốc thuốc”, thói quen ăn uống thiếu khoa học như trên thì hậu hoạ thật khôn lường”, BS Hoàng Hải Nam cho hay.

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !