Đặc sản quýt vùng cao xứ Mường vào vụ thu hoạch, giá bán cao hơn năm trước

Thời điểm này quýt vùng cao xứ Mường đang vào vụ thu hoạch nên ngay từ sáng sớm, người dân đã có mặt khắp đồi quýt hái để đóng hàng cho thương lái hoặc đi chợ bán.
Quýt Mường Khương năm nay được mùa, được giá, dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg.

Là đặc sản của vùng cao xứ Mường, quả quýt Mường Khương (Lào Cai) được đánh giá có chất lượng tốt, ngon ngọt hơn nên những năm gần đây, quýt Mường Khương không chỉ được người dân trong tỉnh biết đến mà người tiêu dùng trong nước đều biết đến, tin yêu và lựa chọn mỗi khi mùa quýt đến.

Quýt được trồng nhiều ở các thôn: Sả Hồ, Lao Chải, Chúng Chải B, Sa Pả... của thị trấn Mường Khương. Quýt Mường Khương được coi là cây xóa đói, giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Pa Dí, Mông ở Mường Khương.

Người dân trồng quýt Mường Khương cho biết, quýt năm nay vừa được mùa vừa được giá hơn so với mọi năm, dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Trong khi đầu vụ quýt năm ngoái, giá quýt bán bình quân chỉ từ 13.000 đến 15.000 đồng/kg.

Nhiều gia đình giàu có và khấm khá lên nhờ trồng quýt. Như gia đình chị Pờ Thị Sen (thôn Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương). 

Thấy trồng quýt cho giá trị kinh tế cao nên năm 2004, gia đình chị chuyển một phần diện tích lúa nương sang trồng 700 gốc quýt. 

Tuy ban đầu cũng gặp khó khăn do chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc quýt nhưng nhờ chịu khó học hỏi từ sách báo, tìm hiểu trên mạng internet nên đến nay gia đình chị đã trồng được 7000 gốc quýt.

“Kết hợp trồng quýt với nuôi lợn, gà, mỗi năm gia đình thu được hơn 200 triệu đồng”, chị Sen cho biết.

Ở Mường Khương, những gia đình trồng quýt cho kinh tế khá giả như gia đình chị Sen là rất nhiều. Nhờ trồng quýt, cuộc sống người dân nơi đây giàu có lên trông thấy.

Từ năm 2017, quýt ngọt Mường Khương đã được cấp nhãn hiệu tập thể. Năm 2021, quýt Mường Khương đã được cấp chứng chỉ 3 sao trong chương trình OCOP của Lào Cai. 

Theo ngành nông nghiệp huyện Mường Khương, năm 2021, Huyện Mường Khương có 815 ha quýt, trong đó 356 ha cho thu hoạch, năng suất ước đạt 105 tạ/ha, sản lượng đạt 3.738 tấn (tăng hơn 1.000 tấn so với năm 2020). 

Thị trấn Mường Khương là nơi có diện tích trồng quýt lớn nhất huyện, năm 2021 thị trấn có 232 ha quýt, với 190 ha cho thu hoạch. Thị trấn Mường Khương cũng đã xây dựng được vùng quýt trồng theo hướng VietGAP rộng 200 ha.

Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều loại nông sản trong nước gặp khó khăn trong tiêu thụ tuy nhiên quýt Mường Khương vẫn có đầu ra ổn định.

PV

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !