Đà Nẵng: Dự án chục triệu đô qua tay nhiều chủ và chữ Nếu

Tòa nhà thương mại nằm trên khu đất từng là Nhà chứng tích chiến tranh (74 Bạch Đằng, Đà Nẵng) mọc lên sau nhiều lần cấp - rút phép lại vừa nằm trong thương vụ Indochina Land bán cho nhà đầu tư Kajima với giá 15 – 20 triệu USD gợi lên nhiều suy nghĩ

Nỗi thăng trầm của khu đất 74 Bạch Đằng

Hôm 1/6, tại buổi giới thiệu nghiên cứu tổng quan về thị trường bất động sản Đà Nẵng quý 2/2016 (Infonet đã đưa tin), bà Dương Thùy Dung, Phó Giám đốc Công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản CBRE (Việt Nam) cho hay, Indochina Land (thuộc Tập đoàn Indochina Capital) đã bán cho nhà đầu tư Kajima tòa nhà Indochina Riverside Tower (74 Bạch Đằng). Đây chẳng khác gì nắm muối xát vào “vết thương” của lịch sử Đà Nẵng. Vì sao?

Đà Nẵng: Dự án chục triệu đô qua tay nhiều chủ và chữ Nếu - ảnh 1

Trên khu đất 74 Bạch Đằng từng là Nhà chứng tích chiến tranh (Ảnh tư liệu do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp)

Trên khu đất 74 Bạch Đằng (0,4ha ở góc ngã ba Trần Phú – Phan Đình Phùng) từng là Nhà trưng bày chứng tích tội ác đế quốc Mỹ. Ngay trước khi Đà Nẵng giải phóng ngày 29/3/1975, tòa nhà xây dựng theo kiểu biệt thự Pháp này đã bị quân đội chế độ cũ đốt cháy. Sau đó, tòa nhà trở thành nơi trưng bày những chứng tích chiến tranh đối với nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng và khu V, đặc biệt là tội ác do chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải trên vùng đất này.

Cách đây hơn 20 năm, Nhà chứng tích này đã bị san bằng để lấy đất cho một dự án xây dựng khách sạn cao cấp của Tập đoàn Leda (Úc). Ngay ở thời điểm đó đã có nhiều ý kiến không đồng tình, bởi đây là chứng tích chiến tranh hết sức quan trọng tại khu quân sự liên hợp lớn nhất của quân đội Mỹ - nguỵ ở miền Nam.

Nhiều ý kiến đề nghị nên giữ tòa nhà này lại làm Bảo tàng chứng tích chiến tranh, để các thế hệ tương lai của người Đà Nẵng, Quảng Nam cũng như du khách trong và ngoài nước hiểu được cái giá máu xương đã đổ xuống cho hòa bình, từ đó mà chung tay vun đắp cho hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Tuy nhiên, kể cả đề xuất giữ lại một phần của tòa nhà, như Hà Nội giữ lại một góc nhà tù Hoả Lò khi cho xây dựng khách sạn tại đó, cũng không được chấp thuận.

Chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn USD, “nhà đầu tư” Leda đã thoải mái san phẳng cả Nhà chứng tích, sau đó thì cứ lừng khừng việc triển khai dự án xây dựng khách sạn suốt nhiều năm liền. Để rồi chính những người cấp giấy phép cho họ cũng không thể tiếp tục chờ đợi mà buộc phải ra quyết định thu hồi giấy phép đầu tư của dự án này.

Những tưởng bài học ấy sẽ được các cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương rút tỉa một cách sâu sắc trước khi tiếp tục quyết định cấp giấy phép xây dựng khách sạn tại khu đất 74 Bạch Đằng cho Công ty TNHH Ven Sông (thuộc Tập đoàn River View Hotel - Hồng Kông) vào cuối năm 2003, nhất là khi lãnh đạo TP Đà Nẵng đã nhiều lần khẳng định “đây là một khu đất hết sức nhạy cảm trên địa bàn”.

Tuy nhiên qua hơn một năm rưỡi, dự án vẫn giẫm chân tại chỗ mặc dù ban lãnh đạo Công ty TNHH Ven Sông từng đưa ra rất nhiều lời hứa trong lễ động thổ ngày 30/9/2003. Quá bức xúc vì dự án không triển khai đúng tiến độ đã cam kết, khiến khu đất nằm ở một trong những vị trí đẹp nhất bên bờ sông Hàn trở thành bãi đỗ xe bất đắc dĩ, giữa năm 2004, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Bộ KH-ĐT rút giấy phép đầu tư dự án.

Đà Nẵng: Dự án chục triệu đô qua tay nhiều chủ và chữ Nếu - ảnh 2

Tòa nhà Indochina Riverside Tower ở bờ Tây sông Hàn đã được Indochina Land bán cho nhà đầu tư Kajima! (Ảnh: HC)

Lúc đó, Công ty TNHH Ven Sông lại có văn bản gửi Bộ KH-ĐT bày tỏ đủ thứ lý do và lại tiếp tục hứa sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, thêm một thời gian dài nữa trôi qua, Công ty này vẫn không thực hiện được lời hứa. Vì vậy, ngày 7/4/2005, Bộ KH-ĐT đã ra Quyết định 269/QĐ-BKH rút giấy phép đầu tư đã cấp cho họ.

Sau đó, khu đất 74 Bạch Đằng được cấp phép cho Indochina Land xây dựng khu văn phòng, chung cư cao cấp. Khởi công tháng 6/2006, dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2008. Đến thời điểm này thì đã có thông tin chính thức về việc Indochina Land “sang tay” tòa nhà này cho một nhà đầu tư khác là Kajima.

Và cùng với tòa nhà này, tại Đà Nẵng, Indochina Land cũng đã bán xong khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency (quy mô 193 phòng khách sạn, 180 căn hộ, 27 căn biệt thự) cho Gaw Capital Partners. Tại Quảng Nam, Indochina Land đã bán Montgomerie Links (sân golf 18 lỗ, 66 căn biệt thự trị giá 25,5 triệu USD) cho nhà đầu tư TBC; bán khu nghỉ dưỡng 5 sao cộng The Nam Hai (100 phòng khách sạn, giá trị 60 – 65 triệu USD) cho Crescent Point và nhà đầu tư này đã bán lại cho một nhà đầu tư khác...

Dự án qua tay nhiều chủ và chữ Nếu...

Trong khi những cuộc mua bán của Indochiana Land diễn ra thì những người làm văn hóa, du lịch có tâm huyết ở Đà Nẵng, người người quan tâm đến lịch sử của Đà Nẵng không ngừng tiếc rẻ. Bởi nếu tòa nhà kiểu Pháp ở 74 Bạch Đằng vẫn được giữ nguyên và nâng cấp thành Bảo tàng chứng tích chiến tranh (như Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM) thì nơi đây đã là “điểm đến” quá đặc sắc cho các thế hệ người Đà Nẵng cũng như du khách thập phương, nhất là trong bối cảnh TP này đang đẩy mạnh phát triển du lịch!

Nếu khi mới đưa vào khai thác, Indochina Riverside Tower là dự án bất động sản rất nổi bật ở Đà Nẵng thì chỉ sau chưa tới chục năm, tòa nhà này đã trở nên “bình thường”, thậm chí có thể thua kém một số cao ốc mọc lên sau đó. Thời gian càng trôi qua, càng nhiều cao ốc mọc lên trên địa bàn thì giá trị của tòa nhà Indochiana Riverside Tower nằm giữa trung tâm TP chật chội, đông đúc sẽ càng giảm.

Đà Nẵng: Dự án chục triệu đô qua tay nhiều chủ và chữ Nếu - ảnh 3

Người dân vào tham quan Nhà chứng tích chiến tranh ở số 74 Bạch Đằng (Ảnh tư liệu do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp)

Bằng chứng là theo thông tin từ trang web của Indochina Land thì tổng mức đầu tư cho dự án Indochina Riverside Tower là 27 triệu USD.

Nhưng đến nay, theo xác định của CBRE thì trị giá của tòa nhà chỉ 15 – 20 triệu USD. Giá bán căn hộ ở đây đã giảm từ 1.600USD/m2 năm 2010 xuống còn 1.500USD/m2, trong khi giá căn hộ khách sạn khu vực ven biển Đà Nẵng lại đang tăng trưởng mạnh. Đơn cử, dự án Hyatt Regency có mức giá hiện tại là 3.400USD/m2 so với mức chào bán năm 2010 là 2.700m2; dự án Oceanviews (A La Carte) có mức giá hiện tại 2.276USD/m2 so với mức chào bán năm 2011 là 1.411USD/m2; dự án Fusion Suite có mức giá hiện tại 2.200USD/m2 so với mức chào bán năm 2013 là 1.665USD/m2...

Vẫn biết sự phát triển của đô thị đồng nghĩa với có nhiều công trình hiện đại mọc lên, nhưng có nhất thiết vì sự những công trình mới đó mà xóa bỏ những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử? Chúng ta không thể chỉ hô hào các thế hệ trẻ, các em học sinh phải học, phải hiểu lịch sử đất nước một cách giáo điều, sách vở suông mà hãy để các em cảm nhận được dòng chảy lịch sử bằng những hình ảnh sống động, những di tích có thật để từ đó nhân lên lòng tự hào dân tộc, thay vì là sự “ngơ ngác” trước lịch sử của TP, của dân tộc mình.

Các TP nổi tiếng trên thế giới như Jerusalem, Paris, Bắc Kinh… sở dĩ thu hút mọi người bởi ở đó người ta cố gắng giữ gìn từng cây cột gãy, từng mảng tường rêu phong, từng góc phố cũ kỹ… vốn dĩ làm nên bản sắc của TP. Chính di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đô thị đã tạo nên cái hồn cho đô thị ấy.

Không ai dám chắc sau khi mua tòa nhà Indochiana Riverside Tower, nhà đầu tư Kajima sẽ lại không bán nó cho một nhà đầu tư khác. Cứ thêm một cuộc chuyển nhượng diễn ra sẽ càng đẩy lịch sử Đà Nẵng lùi xa thêm một bước, lần hồi sẽ đến mức không ai còn nhớ, không ai còn có thể nhận ra. Và một khi Đà Nẵng đã không giữ được quá khứ thì cũng khó để ai đó tới đây tìm kiếm tương lai cho mình!

HẢI CHÂU

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.

Sun Property được vinh danh Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam

Sun Property (thành viên tập đoàn Sun Group) và 2 dự án Sun Urban City, Sun Symphony Residence đồng loạt được gọi tên tại những hạng mục quan trọng nhất của Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025.