Đã có thêm hơn 500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Tính đến cuối tháng 8/2022, số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ước đạt 68.400, tăng trên 500 doanh nghiệp so với tháng 7/2022, đạt tỷ lệ xấp xỉ khoảng 0,695 doanh nghiệp trên 1.000 dân.

Số liệu thống kê của Bộ TT&TT cũng cho thấy, doanh thu công nghiệp CNTT 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 97 tỷ USD tăng trưởng 15,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt khoảng 76,6 tỷ USD tăng khoảng 11,4% so với cùng kỳ.

Trong các tháng đầu năm nay, đối với Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp công nghệ số Make in Vietnam, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (trước đây là Vụ CNTT) đã duy trì, vận hành và cập nhật thông tin số liệu về doanh nghiệp công nghệ số từ các nguồn: cấp mới, gia hạn, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án; doanh nghiệp tự cập nhật thông qua tài khoản của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu; từ các nguồn dữ liệu giải thưởng, Internet…

Tính đến cuối tháng 8/2022, cả nước đã có 68.400 doanh nghiệp công nghệ số.

Cùng với đó, cập nhật thông tin, số liệu về doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới từ dữ liệu chia sẻ qua file Excel của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT vào cơ sở dữ liệu. Hiện Bộ đang phối hợp với đầu mối của Tổng cục Thuế để có số liệu doanh thu, doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, số lao động của doanh nghiệp công nghệ số; đồng thời phối hợp với doanh nghiệp để thử nghiệm xây dựng công cụ thu thập dữ liệu tự động về doanh nghiệp công nghệ số và sản phẩm, dịch vụ ICT nhằm cập nhật vào cơ sở dữ liệu.

Đối với việc xây dựng cơ chế, chính sách, trong năm 2022, Bộ TT&TT đã lập đề nghị xây dựng Luật công nghiệp công nghệ số; xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hiện đã hoàn thiện hồ sơ Chiến lược để trình Thủ tướng Chính phủ; Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông đang tiếp cận lại chủ trương, định hướng của Lãnh đạo Bộ về phát triển "xanh và bền vững" và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để bổ sung, cập nhật nội dung Chiến lược.

Trong quý cuối cùng của năm 2022, Bộ TT&TT xác định 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số để bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. 

Hoàn thiện hồ sơ Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định mở rộng CNTT tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng. 

Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, kết nối cung cầu doanh nghiệp công nghệ số với địa phương; cập nhật thông tin số liệu cho doanh nghiệp công nghệ số trong Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.

Minh Tú

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !