Cửa hàng, quán xá Hà Nội thay đổi mô hình kinh doanh thích ứng với tình hình dịch bệnh

Thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội nên nhiều cửa hàng kinh doanh như quán phở, shop quần áo... cũng phải "chuyển mình" thay đổi vừa duy trì hoạt động kinh doanh và để thích ứng với tình hình dịch bệnh.

{keywords}
Quán phở Đường Tăng đóng cửa, ông chủ quán phải xin phép chính quyền địa phương cho quán chuyển sang bán rau, củ, quả để duy trì lương cho nhân viên.

Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng tới nhiều người, nhất là lĩnh vực nhà hàng, quán ăn khiến nhiều ông chủ nhà hàng, quán ăn, shop kinh doanh quần áo... phải "đóng cửa" để chống dịch đồng nghĩa với việc đối mặt với nhiều khó khăn.

Ông chủ quán Phở Đường Tăng quê ở Nam Định, lên Hà Nội lập nghiệp bằng nghề phở gia truyền gần 30 năm nay đã và đang xoay sở đủ hướng để có thể lo ăn, ở cho nhân viên của mình.

{keywords}
Ông chủ quán Phở Đường Tăng chuyển bán rau củ, xoay sở mùa dịch.

Thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh, quán phở của ông Vũ Văn Tăng ở Khương Hạ, Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng giống như nhiều nhà hàng, quán ăn khác phải đóng cửa, dừng bán hàng. Gần chục nhân viên không kịp về quê, cùng với tiền thuê nhà hơn 60 triệu đồng mỗi tháng khiến vợ chồng ông lo lắng, mất ngủ nhiều đêm để nghĩ cách xoay sở.

Chia sẻ với PV Infonet, ông Tăng cho biết: "Đứng trước hoàn cảnh vừa phải lo trả tiền mặt bằng thuê làm quán phở hàng tháng; rồi lo ăn uống, chỗ ở trọ cho 8-9 nhân viên, tôi đã quyết định xin phép chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tôi được bán rau củ trong thời gian quán phở phải ngừng bán".

“Chợ đầu mối đóng cửa, vợ chồng tôi phải đi khắp các mối để lấy hàng tận gốc mới có thể về bán giá rẻ cho bà con. Hàng ngày, cứ từ 12h đêm đến 5h sáng mới gom đủ hàng để về bán, rất vất vả”, ông Tăng nói.

Ông Tăng cũng cho biết, bán rau củ hàng ngày cũng chỉ đủ tiền để ông trang trải tiền ăn, tiền thuê nhà trọ cho nhân viên. Còn lại, ông phải bù lỗ khá nhiều vì ông còn hỗ trợ trả 50% lương cho nhân viên để họ có thể yên tâm ở lại cùng mình vượt qua khó khăn đến khi quán phở được hoạt động trở lại thì họ vẫn tiếp tục làm việc ở quán.

“Tôi sẽ bán rau củ đến khi nào hàng quán được phép mở lại sẽ tiếp tục bán phở.... Mong lắm đến ngày ấy, còn giờ thì cố gắng vượt qua mỗi ngày thôi”, ông Tăng chia sẻ.

Cũng thấm khó khăn khi dịch bệnh ập đến, rồi kéo dài, chị Nguyễn Thị Nga, chủ một cửa hàng bán quần áo ở phố Hoàng Đạo Thành (Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) rớt nước mắt khi chia sẻ với PV Infonet.

Chị Nga cho hay, một nách 4 đứa con, còn chồng chị thì bị K vòm họng. Đầu tư vài trăm triệu đồng mở cửa hàng bán quần áo từ đầu năm 2019, chưa kịp bán để trả tiền vay ngân hàng, vay anh em, bạn bè... thì dịch bệnh xảy ra.

{keywords}
Chủ một shop quần áo phuyển bán hoa quả, rau củ để vượt qua khó khăn trong mùa dịch. (Ảnh chụp màn hình)

Đến nay, chấp hành quy định phòng chống dịch, phải ngừng bán hàng nhưng tiền trả nợ, tiền thuê mặt bằng 12 triệu mỗi tháng vẫn phải trả đều khiến chị phải tìm đủ mọi cách để gồng gánh.

Thấy người dân chỉ lo đi mua thực phẩm nên chị Nga đã nảy ra ý tưởng và quyết định bán hoa quả, rau củ, thịt bò, trứng... Nguồn hàng được chị nhờ người thân gom từ quê ở Hải Dương rồi thuê xe chuyển lên Hà Nội để bán.

Chị Nga chia sẻ, chị thường vào các hội nhóm chợ bán thực phẩm để đăng bán và nhận đơn hàng, có hôm phải thức đến 2h sáng mới chốt xong đơn trước khi trời sáng để kịp ship hàng trả khách. Từ ngày bán rau thịt, mỗi đêm chị Nga chỉ ngủ được 2-3 tiếng, sụt cân... vất vả là thế nhưng vẫn phải cố gắng hết sức.

“Tiền phí vận chuyển mỗi ngày một tăng cao nhưng cũng phải chấp nhận giảm lãi đi để bán, mỗi ngày không kiếm được 500.000-700.000 đồng tôi chẳng biết trông vào đâu để trang trải cuộc sống, với tiền thuê nhà. Mỗi người một phận, dịch thế này chỉ mong sao được bình an”, chị Nga cho hay.

Tương tự như trường hợp chị Nga, chủ một shop quần áo ở phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cũng "vượt khó" trong mùa dịch bằng cách thuê lại mặt bằng của một nhà hàng trên đường Hoàng Quốc Việt để bán rau, củ, quả.

Còn cạnh cổng chợ Nghĩa Tân, một số quán bún, phở, nơi thì chuyển sang bán rau, nơi lại chuyển sang bán hoa quả.

Hiện tại, ngoài những trường hợp kể trên thì tại Hà Nội có khá nhiều chủ quán ăn, cửa hàng kinh doanh vì dịch bệnh nên phải nghĩ cách gồng gánh, xoay xở làm ăn mong vượt qua đại dịch này.

Ngày 24/5, UBND TP Hà Nội ban hành công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, từ 12h ngày 25/5, tạm dừng hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Đến đêm 23/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 17 về thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch trong vòng 15 ngày, bắt đầu từ 06h ngày 24/7.

Minh Thư

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Không ngồi chờ khách đến, tiểu thương chợ Hà Nội bán hàng kiểu mới, ship luôn tận nhà

Không ngồi chờ khách đến, tiểu thương chợ Hà Nội bán hàng kiểu mới, ship luôn tận nhà

Nhắn gọi khách quen, mời giao hàng tận nhà, đăng thông tin rao bán thực phẩm trên các nhóm chợ online khu dân cư…. là cách mà nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở Hà Nội đang làm để bán hàng mùa dịch.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

VietinBank cho vay doanh nghiệp trả nợ trước hạn ngân hàng khác

Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại VietinBank để trả nợ trước hạn ngân hàng khác được hưởng mức lãi suất đặc biệt ưu đãi, chỉ từ 6,0%/năm.

Ngân hàng VPBank đẩy nhanh quy trình cấp vốn online cho doanh nghiệp SME

VPBank tiếp tục củng cố vị thế là ngân hàng tiên phong khi hoàn thiện hệ sinh thái tài chính số khép kín, mang đến cho khách hàng doanh nghiệp SME trải nghiệm số hóa hoàn toàn: từ khâu phê duyệt, giải ngân và sau giải ngân.

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tạm dừng chưa rõ lý do

Liên quan đến việc xuất khẩu tôm hùm bông phải tạm dừng, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi phía hải quan Trung Quốc để làm rõ. Tuy nhiên, cơ quan này chưa thu xếp làm việc theo đề xuất.

Agribank tiếp tục giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng phục hồi sau dịch Covid-19

Từ ngày 1/11 - 31/12/2023 Agribank tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay để đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19.

Dừng chuẩn hóa thông tin thuê bao di động qua hình thức online

Cục Viễn thông (BộTT&TT) vừa có văn bản gửi các nhà mạng, thông báo dừng thử nghiệm triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động trực tuyến.

Phú Quốc - điểm đến của những thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu

Hấp dẫn hàng loạt thương hiệu nghỉ dưỡng “đình đám” của thế giới tìm về, Phú Quốc đang trên con đường rộng, để đi tới vị thế một hòn đảo nghỉ dưỡng sang trọng.

Định hướng phát triển bền vững của Vinamilk trên thị trường quốc tế

Định hướng phát triển bền vững với mô hình sản xuất xanh, thân thiện môi trường là yếu tố quan trọng giúp Vinamilk có “tấm vé thông hành” xuất khẩu ra quốc tế.

VietinBank ưu đãi tới 100 triệu đồng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Khách hàng DN VietinBank có cơ hội nhận thưởng tới 100 triệu đồng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại phục vụ cho thanh toán cho hợp đồng xuất nhập khẩu đồng ngoại tệ, giá trị giao dịch từ 200.000 USD.